Sử dụng vốn vay (X4) -2,074394 0,710162 -2,921013 0,0035
Ngành nghề kinh doanh (X5) -0,161039 0,659035 -0,244356 0,8070
Loại tài sản đảm bảo (X6 ) -0,039347 0,575988 -0,068312 0,9455
Kiểm tra, giám sát khoản vay (X7) -0,534777 0,256513 -2,084797 0,0371
Số quan sát 234
Hệ số xác định R2 0,8718
Gía trị LR (Likelihood ratio) 230,394
Kết quả ước lượng được trình bày ở bảng 2.13 cho thấy trong số 7 biến độc lập đưa
vào mô hình thì 5 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Ảnh hưởng của từng nhân tố (biến độc lập) đến rùi ro tín dụng (biến phụ thuộc) được diễn giải nư sau.
- Kinh nghiệm khách hàng vay (X1):
Thông thường những người có kinh nghiệm thường đạt được kết quả tốt hơn những người ít kinh nghiệm khi thực hiện bất cứ công việc gì. Trong nghiên cứu này tôi kỳ vọng rằng những người càng làm lâu năm trong ngành nghề nào đó thì khả năng thành công của họ sẽ càng cao, và khả năng trả được nợ vay đúng hạn cao hơn những người ít kinh nghiệm. Kết quả cho thấy yếu tố kinh nghiệm của người vay có mối tương quan nghịch với rủi ro tín dụng, nghĩa là người vay càng có kinh nghiệm trong lĩnh vực vay vốn thì rủi ro tín dụng càng thấp. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
- Vốn tự có của khách hàng vay (X2):
Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 2.13 cho thấy vốn tự có của khách hàng đi
vay có mối tương quan nghịch với xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của khoản vay đó. Nói một cách khác, nếu vốn tự có của người vay trong dự án càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế và được giải thích là khi vốn tự có của người vay tham gia vào dự án càng lớn thì bên cạnh việc chi phí phải trả cho phần vốn vay thấp họ còn đầu tư thời gian và sự quan tâm nhiều hơn đến dự án, nên dự án sẽ dễ thành công hơn và như vậy rủi ro sẽ thấp hơn.
5