Những hạn chế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 68 - 69)

- Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên:

2.5.2 Những hạn chế:

- Tỷ lệ nợ xấu bước đầu có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn vượt mức cho phép của Agribank Việt Nam.

- Đầu tư tập trung: tuy đã đa dạng hóa lĩnh vực ngành nghề, song trong nội bộ từng ngành nghề vẫn có sự đầu tư tập trung cho một vài nhóm khách hàng. Chính điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu từ năm 2013 tăng vọt, khi tình hình kinh doanh và lãi suất tiền vay diễn biến bất lợi cho nhóm khách hàng này.

- Sản phẩm tín dụng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống. Các loại sản phẩm thiết kế riêng theo nhu cầu của khách hàng hầu như chưa áp dụng. Sự phối hợp giữa các bộ phận nhằm nâng cao chất lượng tín dụng còn lỏng lẻo. Điều đáng nói là một số sản phẩm tín dụng ít rủi ro và đã được phát hành ở nhiều NHTM trên địa bàn như: chiết khấu L/C, chiết khấu bộ chứng từ, v.v… vẫn chưa được triển khai ở Agribank

Phú Mỹ Hưngdo không có văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Chất lượng thẩm định và kiểm tra vốn vay sau khi cho vay chưa cao: Kết quả khảo sát thực tế về kiểm tra hồ sơ vay cho thấy chất lượng nhiều báo cáo thẩm định và kiểm tra vốn sau khi cho vay chưa đạt yêu cầu. Tình trạng sao chép lại thông tin do khách hàng cung cấp mà không cần đối chiếu, phân tích với các nguồn thông tin khác khá phổ biến. Các loại rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp không được đề cập kỹ trong các báo cáo. Việc cân đối tính toán giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay với vốn đã được giải ngân chưa được đề cập trong các đợt kiểm tra sử dụng vốn vay.

- Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là khi áp dụng đối các doanh nghiệp nhỏ có tính chất hoạt động như những công ty gia đình thì việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính, quản lý gặp rất nhiều khó khăn do các báo cáo tài chính không được kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chưa thực sự đủ độ tin cậy. Đó là chưa kể đến việc rất nhiều DN có hai hoặc nhiều hệ thống sổ sách kế toán.

- Các nguồn thông tin hỗ trợ QTRRTD chưa hiệu quả: Trung tâm xử lý – phòng

ngừa rủi ro và các phòng ban của Hội sở chính Agribank Việt Nam định kỳ có trách nhiệm cung cấp các thông tin định hướng QTRRTD. Song các thông tin này đa phần mang tính chất tổng hợp nhiều hơn là dự báo. Do vậy chính sách phòng ngừa RRTD tại chi nhánh được xây dựng rất cảm tính. Hơn nữa, Agribank Việt Nam chưa có hệ thống

thông tin cảnh báo sớm hoặc phát hiện giúp chi nhánh có biện pháp chủ động phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, hạn chế nhất định đến hiệu quả QLRRTD.

- Hoạt động của phòng KTKSNB chưa thật sự độc lập: Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các quyết định cấp tín dụng. Đồng thời giám đốc lại là cấp lãnh đạo trực tiếp của phòng KTKSNB. Cơ cấu bộ máy như vậy dẫn đến hậu quả là hoạt động của phòng KTKSNB còn nhiều bất cập, dễ dẫn đến tình trạng che dấu sai sót, báo cáo thực trạng hoạt động tín dụng không trung thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 68 - 69)