Kinh nghiệm của một số công đoàn quận, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu nội dung đề tài

1.4.1. Kinh nghiệm của một số công đoàn quận, huyện

* Công đoàn huyện Thường Tín

Trong những năm qua Công đoàn huyện Thường Tín rất quan tâm đến đội ngũ CBCĐ, đặc biệt là CBCĐ cơ sở khối các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng CĐ huyện Thường Tín đã đưa ra một số giải pháp sau:

Một là, Đổi mới nâng cao chất lượng đánh giá và sử dụng CBCĐ. Đánh giá và quản lý cán bộ phải thực hiện theo quy chế, trong đánh giá phải làm rõ những mặt mạnh, những hạn chế trên 3 vấn đề: Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Phẩm chất chính trị, tác phong công tác, đạo đức, lối sống; uy tín đối với cán bộ, CNVCLĐ trong cơ quan, đơn vị.

Hai là, Xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ theo một quy trình hoàn chỉnh, bao gồm các khâu: đánh giá, lựa chọn đưa vào nguồn; đào tạo, bồi dưỡng; giao việc thử thách; đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Phát hiện nguồn cán bộ được xem là vấn đề quan trọng, phải dựa vào cơ sở, thông qua phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn, căn cứ vào kết quả công tác, sự suy tôn của cán bộ, đoàn viên để lựa chọn cán bộ đưa vào nguồn. Trong từng giai đoạn phải được kiểm nghiệm, lấy phiếu thăm dò tín nhiệm trong trong cán bộ, công nhân viên một cách công khai, dân chủ để bổ sung nguồn cán bộ.

Ba là, Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là gắn đào tạo với sử dụng. Công đoàn huyện Thường Tín đã chú trọng việc phân loại và xác định rõ đối tượng đào tạo; đổi mới nội dung, phương thức đào tạo; xây dựng cơ chế chính sách. Trên cơ sở quy hoạch được xác lập, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho toàn khóa và từng năm cụ thể. Cán bộ nào đi học tập trung hoặc tại chức về lý luận chính trị, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... Thời gian đào tạo được thông báo công khai trong cơ quan, đơn vị và cho từng cán bộ được cử đi học biết để chuẩn bị.

Bốn là, Thực hiện chuẩn hóa cán bộ, Công đoàn huyện thực hiện có hiệu quả việc chuẩn hóa cán bộ của Trung ương, của Thành phố và Tổng Liên đoàn, Công đoàn huyện Thường Tín coi trọng cả đức và tài, chuyên môn nghiệp vụ phẩm chất chính trị, phong cách, lối sống, kiên quyết không đưa cán bộ không đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch. Nhờ thực hiện tốt các nội dung trên, nên hiện nay chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp huyện được nâng lên đáng kể.

* Công đoàn quận Hoàng Mai

Công đoàn quận Hoàng Mai đã đổi mới phương pháp hoạt động của các cấp công đoàn trên địa bàn quận, nhằm phát triển đủ về số lượng, chất lượng và thành phần tham gia làm CBCĐ, Công đoàn quận Hoàng Mai đã hoạch định kế hoạch, cụ thể như sau:

Hằng năm, xây dựng chương trình bồi dưỡng, đào tạo, dự toán kinh phí và triển khai kế hoạch. Cử và chọn người đi bồi dưỡng, đào tạo theo đúng kế hoạch đã được Ban Thường vụ Quận phê duyệt. Đồng thời quan tâm đến đội ngũ CBCĐ, nhất là CĐCS mới thành lập, chưa có nhiều kỹ năng, cách thức hoạt động.

CĐ Quận đã nghiên cứu để ban hành các tiêu chuẩn, chức danh phù hợp với các cấp để làm cơ sở tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đánh giá CBCĐ. Tiếp tục đổi mới phương pháp, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực và bản lĩnh CBCĐ. Phân công cán bộ phụ trách nhiệm vụ đào tạo.

Phối hợp thực hiện các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho CBCĐ là Ủy viên BCH, UBKT công đoàn cấp cơ sở và trên cơ sở. Theo dõi nhằm lựa chọn, phát hiện các công đoàn viên tiêu biểu có tâm huyết, năng lực, bản lĩnh và kinh nghiệm thực tế để bồi dưỡng, quy hoạch thành CBCĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)