Các giải pháp sử dụng cán bộ công đoàn sau đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 76 - 78)

7. Kết cấu nội dung đề tài

3.2.4. Các giải pháp sử dụng cán bộ công đoàn sau đào tạo

Thực hiện “Nghị quyết số 03/NQ-BCH, ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XII) về công tác CBCĐ trong tình hình mới”. Công đoàn các cấp tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định về công tác cán bộ của tổ chức Công đoàn đảm bảo đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của Đảng, của Nhà nước. Trước mắt là cập nhật, sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển dụng CBCĐ chống việc tuyển dụng nhiều người thân làm việc trong cơ quan, tổ chức công đoàn; hoàn thiện các quy định, quy chế để kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời những người năng lực hạn chế, uy tín thấp, không đủ sức khỏe, có sai phạm, không chờ hết nhiệm kỳ, đến tuổi nghỉ hưu.

Công tác CBCĐ cần quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. Người đứng đầu và bộ phận làm công tác tổ chức CBCĐ phải nắm chắc các quy định của tổ chức công đoàn của Đảng, Nhà nước và về công tác cán bộ để thực hiện đúng và phải tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ CBCĐ, nhất là ở cơ quan đơn vị mình phụ trách. Đoàn viên công đoàn cần theo dõi việc thực hiện về công tác CBCĐ ở công đoàn các cấp.

Tiếp tục đổi mới triệt để công tác tuyển dụng và luân chuyển cán bộ; có kế hoạch đào tạo, sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho cán bộ

trẻ, cán bộ nữ, cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn từ cơ sở; có cơ chế phát hiện, quy hoạch, bố trí cán bộ có bản lĩnh, năng lực vượt trội và phát triển vào vị trí quản lý, lãnh đạo chủ chốt.

Tăng cường mở rộng dân chủ, đổi mới quy trình giới thiệu CBCĐ quan tâm tới cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ xuất thân từ công nhân lao động để đảm bảo cơ cấu hợp lý trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chủ chốt các cấp công đoàn.

CBCĐ có triển vọng được lựa chọn chủ yếu từ ba nguồn chính: Trước hết, là nguồn do quần chúng CNVCLĐ phát hiện, tiến cử, giới thiệu. Đây là nguồn cán bộ phong phú nhất, do đó cần sớm có cơ chế để khuyến khích, tạo điều kiện cho quần chúng tham gia giới thiệu những CBCĐ có đủ năng lực, phẩm chất. Nguồn CBCĐ có triển vọng thứ hai là các cán bộ trẻ có trình độ, nhiệt huyết với công tác xã hội, có năng khiếu tổ chức các hoạt động phong trào quần chúng... Họ là những người có tố chất thông minh lại có tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, nghiên cứu, sáng tạo. Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển, bùng nổ thông tin, hội nhập quốc tế, đòi hỏi đội ngũ CBCĐ phải đáp ứng được với yêu cầu đổi mới. Vì thế, cấp ủy, công đoàn cần tổng hợp, lập danh sách đội ngũ này hằng năm để phối hợp, theo dõi, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng trên các lĩnh vực. Đối với CBCĐ có tố chất thông minh lại có năng lực sở trường lãnh đạo, quản lý xã hội thì cần tạo điều kiện cho họ được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn. Qua hoạt động thực tiễn, nếu cán bộ nào hoàn thành tốt các chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, được cán bộ, đảng viên và đoàn viên CNVCLĐ tín nhiệm thì lựa chọn tạo nguồn cho CBCĐ các cấp, nhất là tạo nguồn cho họ nắm những vị trí chủ chốt trong tổ chức công đoàn.

Cần xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá CBCĐ. Khi có được các tiêu chí đánh giá CBCĐ và có sự đánh giá công khai, minh bạch của cấp có thẩm quyền, chất lượng của các cơ quan tham mưu sẽ được nâng lên, lúc đó việc đánh giá đối với từng chức danh CBCĐ mới bảo đảm tính khách quan, công

tâm. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ và tiêu chí tín nhiệm của nhân dân rất quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ . Vì thế phải sớm xây dựng cụ thể hai tiêu chí này; tiêu chí đánh giá CBCĐ là hiệu quả, kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ nhưng quan trọng nhất là có nhiều sáng kiến về lĩnh vực được giao, tạo được sự thay đổi, đẩy mạnh sự phát triển của tổ; tiêu chí đánh giá CBCĐ chủ chốt tại một CĐCS là sự ổn định và phát triển của tổ chức công đoàn, qua đó nâng cao được đời sống của đoàn viên CNVCLĐ về vật chất và tinh thần.

Để đánh giá đúng CBCĐ cần đổi mới việc phân cấp quản lý CBCĐ một cách cụ thể, hạn chế được tình trạng xa đoàn viên, xa cơ sở; hoạt động mang tính chất hình thức. Đánh giá CBCĐ chủ yếu là đánh giá hiệu quả công việc, nhiệm vụ được giao, vì thế cơ quan tổ chức sử dụng CBCĐ phải phân loại các chỉ tiêu thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trên tất cả các mặt đã thực hiện hằng năm, đồng thời tổng hợp số liệu thống kê, đánh giá từ nhiều kênh thông tin để việc đánh giá đảm bảo chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)