Bài học rút ra cho Công đoàn huyện Phú Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 36)

7. Kết cấu nội dung đề tài

1.4.2. Bài học rút ra cho Công đoàn huyện Phú Xuyên

Qua phân tích thực tiễn của các công đoàn các quận, huyện, rút ra cho Công đoàn huyện Phú Xuyên như sau:

Thứ nhất: Cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho CBCĐ

về ý nghĩa, vai trò của đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ, coi đây là yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đào tạo nâng cao chất lượng CBCĐ huyện để đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH thủ đô và đất nước hiện nay phải được coi là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp công đoàn trong toàn huyện, phải có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy

Đảng, phối hợp của Chính quyền cùng cấp, sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, đặc biệt là sự đồng thuận, ủng hộ của đoàn viên CNVCLĐ trong huyện.

Thứ hai: Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ phải xuất phát từ

chính mỗi cá nhân người CBCĐ. Mỗi CBCĐ phải ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, không ngừng trau dồi học hỏi nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ công đoàn, đổi mới nội dung, phương pháp công tác, đồng thời biết giữ gìn và bảo vệ sức khỏe để cống hiến và phục vụ lâu dài cho sự nghiệp phát triển của tổ chức công đoàn. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm hỗ trợ tích cực của lãnh đạo Đảng, các cấp công đoàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể được để CBCĐ phát huy năng lực cá nhân, tham gia học tập, đào tạo, rèn luyện nâng cao tâm - thể - trí lực của mình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

Thứ ba: Để đào tạonâng cao chất lượng CBCĐ cần phải tiến hành một

cách đồng bộ tất cả các biện pháp từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, bố trí sử dụng cán bộ, cho đến việc kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ, thăng thưởng, đề bạt CBCĐ một cách công bằng, khách quan, tạo môi trường lành mạnh, văn hóa khuyến khích, động viên CBCĐ yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự nghiệp và phong trào công đoàn.

Thứ tư: Đào tạo nâng cao chất lượng CBCĐ phải xuất phát từ việc kiện

toàn bộ máy, đổi mới công tác tổ chức cán bộ. Công tác CBCĐ cần được thực hiện triệt để thống nhất từ cơ quan Công đoàn huyện đến các công đoàn cơ sở theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, quản lý công tác cán bộ và theo nguyên tắc tập trung dân chủ; phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung của công tác cán bộ như quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, quản lý giám sát và thực hiện chính sách đãi ngộ, đánh giá một cách khách quan và công bằng cán bộ, chú trọng phát huy năng lực sở trường của cán bộ. Việc phát hiện, quy hoạch tạo nguồn, đào tao bồi dưỡng là việc làm hết sức

khoa học và tế nhị, đòi hỏi phải thực hiện một cách khách quan, đánh giá cán bộ từ sự chắt lọc của nhiều nguồn thông tin, đối chiếu với các tiêu chuẩn cụ thể để bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức. Đặc biệt, việc tuyển dụng CBCĐ chuyên trách phải thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, có tiêu chí cụ thể, quy định rõ trách nhiệm và công việc của cán bộ. Xây dựng tiêu chí, quy trình đánh giá CBCĐ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ cụ thể, thống nhất, khoa học, khách quan nhằm động viên, khuyến khích, phát huy tối đa khả năng cống hiến của CBCĐ.

Thứ năm: Quan tâm nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, chức danh

từng loại CBCĐ phù hợp với từng cấp, đẩy mạnh và áp dụng các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ, xây dựng CBCĐ trong tình hình mới.

Thứ sáu:Rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện, bổ sung

các nội dung hoạt động thiết thực hơn với chức trách, nhiệm vụ của CBCĐ; nâng cao trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, đơn vị; đồng thời nhân rộng những cách làm mới, sáng tạo; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm bồi dưỡng CBCĐ.

Tiểu kết chương 1

Để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, tất cả các cấp Công đoàn cần nắm bắt và tranh thủ những cơ hội đồng thời phải nhìn nhận, đánh giá và dự báo được hết những khó khăn, để đề ra các biện pháp chiến lược nhằm phát triển giai cấp công nhân và đào tạo nâng cao chất lượng của tổ chức trong tình hình mới. Một trong những giải pháp chiến lược đó là nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ CBCĐ vì “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Đây cũng là sự cần thiết khách quan phải đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có lập trường chính trị vững vàng, có trình độ và kiến thức khoa học kỹ thuật, pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, có kiến thức và phương pháp vận động quần chúng đáp ứng được yêu cầu hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường nhằm thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức và NLĐ.

Thông qua quá trình đào tạo, đề bạt, sắp xếp, luân chuyển, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị và khả năng sử dụng các phương pháp hoạt động linh hoạt của CBCĐ được hình thành và phát triển.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN PHÚ XUYÊN 2.1. Tổng quan về Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trong lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lực lượng công nhân, lao động Phú Xuyên từng bước phát triển; phong trào công nhân, viên chức, lao động ngày càng lớn mạnh, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng của huyện trong giai đoạn hiện nay. Để chăm lo, đại diện cho CNVCLĐ đông đảo của huyện trong tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và người lao động. Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hà Sơn Bình ra Quyết định số 15- QĐ/CĐ, ngày 10 tháng 12 năm 1979 về việc thành lập Liên hiệp Công đoàn huyện Phú Xuyên.

Trong quá trình chuẩn bị và chính thức được thành lập, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ, sự chỉ đạo của Liên hiệp Công đoàn tỉnh, Ban chấp hành lâm thời Liên hiệp Công đoàn huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng, phát triển, củng cố hệ thống tổ chức. Đến tháng 12 năm 1980, theo thống kê, toàn huyện có trên 2.400 công nhân, viên chức, lao động. Theo sự phân cấp, Liên hiệp Công đoàn huyện trực tiếp quản lý 21 công đoàn cơ sở với trên 1.700 công đoàn viên.

Ban đầu có 21 CĐCS trực thuộc nhưng đến nay theo phân cấp, Công đoàn huyện Phú Xuyên hiện đang quản lý 202 CĐCS bao gồm: 131 CĐCS HCSN và 71 CĐCS khối doanh nghiệp kinh tế khu vực ngoài nhà nước; tổng số công đoàn viên, CNVCLĐ là 6.686, trong đó có 5.525 nữ.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động

* Chức năng, nhiệm vụ

Theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, công đoàn huyện Phú Xuyên có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Chức năng

+ Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên CNVCLĐ.

+ Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế.

+ Giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nhiệm vụ

+ Phối hợp với Chính quyền đồng cấp chỉ đạo CĐCS triển khai các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện chức năng đại diện tham gia quản lý nhà nước, kinh tế và xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hòa nhằm ổn định trong cơ quan, đơn vị doanh nghiệp và hoạt động xã hội. Công đoàn huyện Phú Xuyên đã chủ động tham gia xây dựng cơ chế quản lý, nâng cao năng lực tham gia quản lý, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, quy chế dân chủ ở cơ sở, cử đại diện tham gia vào Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật của huyện cùng với chuyên môn chăm lo việc làm, đời sống cho đoàn viên CNVCLĐ. Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động. Bên cạnh đó cũng thường xuyên tổ chức phát động các phong trào thi đua mang đặc thù ngành nghề phù hợp với tình hình thực tiễn ở các CĐCS, góp phần xây dựng đội ngũ đoàn viên, CNVCLĐ chất lượng cao và ngày càng lớn mạnh trong thời kỳ mới, tất cả vì việc làm, đời sống của đoàn viên CNVCLĐ.

+ Tham gia với huyện về kế hoạch phát triển các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng địa phương; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào hoạt động chuyên môn; các quyền lợi, nghĩa vụ của cán bộ, đoàn viên CNVCLĐ. Vận động đoàn viên CNVCLĐ thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội của huyện và cơ sở.

+ Phối hợp với UBND huyện trong việc xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, hằng năm chỉ đạo các Công đoàn cơ sở tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức, hội

nghị người lao động, đại diện ký kết TƯLĐTT và hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động; tham gia xây dựng, triển khai các chương trình y tế, xã hội hóa, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của đoàn viên CNVCLĐ. Tổ chức phát động và tích cực vận động đoàn viên CNVCLĐ tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện; tham gia các Hội đồng, các ban chỉ đạo của huyện có liên quan đến CNVCLĐ; tích cực, chủ động và chỉ đạo Công đoàn cơ sở tham gia giải quyết tranh chấp lao động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên,công nhân, viên chức, lao động.

+ Phối hợp với chuyên môn tổ chức phát động các phong trào thi đua sâu rộng trong đoàn viên, CNVCLĐ. Thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định số 522 của UBND thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh cải cách hành chính,nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động chuyên môn thực tiễn; làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; xây dựng CĐCS vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, quy hoạch đội ngũ CBCĐ vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vừa nhiệt tình tâm huyết tổ chức các nhiệm vụ hoạt động của tổ chức công đoàn.

* Cơ cấu tổ chức và các hoạt động - Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công đoàn huyện Phú Xuyên

Nguồn: Văn phòng Công đoàn huyện Phú Xuyên

Căn cứ điều 7, điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2018 được đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII nhiệm kỳ 2018 – 2023 thông qua. Công

Công đoàn Huyện Phú Xuyên Công đoàn cơ sở

Tổ Công đoàn

đoàn huyện Phú Xuyên là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Theo phân cấp, hiện nay, Công đoàn huyện đang trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động 202 Công đoàn cơ sở. Về cơ cấu tổ chức, cấp dưới của Công đoàn huyện là các công đoàn cơ sở; cấp dưới của công đoàn cơ sở là các tổ công đoàn.

- Kết quả nổi bật

+ Công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ

Công đoàn huyện đã tổ chức và chỉ đạo các CĐCS tổ chức cho CNVCLĐ nghiên cứu tham gia đóng góp 3.500 ý kiến vào dự thảo Bộ luật lao động; Bộ Luật hình sự, Luật BHXH, viết trên 5.000 bài tham gia cuộc thi khác, tổ chức và tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ, nhất là các vấn đề về: thời gian làm việc, công tác BHLĐ, ATVSLĐ, tiền lương, công, nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT cho NLĐ, so với năm 2013 tăng 10%; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-ĐCT của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Đổi mới, nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể”. Chủ động cùng với chuyên môn tổ chức hội nghị CBCCVC, NLĐ đúng qui định.

Hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa đã được công huyện và cơ sở thực hiện hiệu quả. Chỉ đạo mọi cơ sở quan tâm chăm lo Tết cho công đoàn viên, CNVCLĐ, quan tâm hỗ trợ, động viên kịp thời công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Công đoàn huyện và các CĐCS cùng với người sử dụng lao động thăm, tặng quà 5.680 lượt CNLĐ khó khăn với số tiền 2.272.000.000đ. Sửa 5 ngôi nhà“Mái ấm công đoàn”, với kinh phí 200.000.000đ.

+ Công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên CNVCLĐ, góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

Công đoàn huyện và cơ sở đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, đồng thời phối hợp với chính quyền, lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp làm tốt công tác tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp, về cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa

XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021với nhiều hình thức phong phú như tuyên truyền áp phích,tờ rơi; động viên CNVCLĐ tích cực tham gia cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND với tinh thần trách nhiệm cao. Đã tổ chức 260 buổi tuyên truyền, phổ biến, quán triệt học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012; Hiến pháp năm 2013; Luật BHXH năm 2014, tuyên truyền về biển đảo, Luật ATVSLĐ cho trên 14.890 CNVCLĐ tham dự. Qua đó góp phần nắm chắc tình hình, định hướng tư tưởng, vận động đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn.

Tham mưu với Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, công đoàn tiếp tục thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/11/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư về Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước. Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 20 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Tuyên truyền thực hiện các chỉ tiêu và 4 chương trình hành động theo tinh thần “Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI”; 5 chương trình công tác theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Công đoàn Thành phố; 8 chương trình công tác của Huyện ủy.

Tổ chức và chỉ đạo các CĐCS thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Tổ chức, đánh giá Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)