7. Kết cấu nội dung đề tài
3.2.5. Tăng cường hợp tác chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn với công
với công đoàn các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hoạt động đối ngoại, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Công đoàn huyện Phú Xuyên được đánh có giá hiệu quả, bài bản và mang tính thiết thực cao. Tuy nhiên, hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn với công đoàn quận, huyện thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa cần tập trung một số nội dung chủ yếu sau:
- Trước hết cần xác định hợp tác chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn là phải được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên trong triển khai kế hoạch hoạt động hằng năm. Thông qua quan hệ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chủ động tuyên truyền rộng rãi về tổ chức, hoạt động công đoàn, tham khảo những cách làm hay, những mô hình mới hiệu quả để sàng lọc, lựa chọn áp dụng vào thực tiễn.
- Chủ động mở rộng quan hệ với các tổ chức công đoàn. Nâng cao chất lượng tham gia hoạt động tại các hội nghị, hội thảo, tập huấn những vấn đề liên quan đến người lao động và tổ chức các phong trào thi đua.
- Chủ động và sử dụng hiệu quả các chương trình phối hợp về kiến thức, kinh nghiệm về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng CBCĐ. Qua thực hiện các chương trình trao đổi kinh nghiệm cho thấy nếu tổ chức nghiêm túc, thiết thực thì sẽ thu được hiệu quả rất tốt.
- Để hoạt động chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn với công đoàn với các quận, huyện đi vào nề nếp và góp phần cho hoạt động chung, tổ chức Công đoàn cần có Nghị quyết về công tác này; đồng thời tăng cường tính chủ động sáng tạo, hiệu quả thiết thực, tránh tình trạng hình thức, lãng phí, tốn kém trong công tác hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở thực tiễn nghiên cứu, luận văn đã đưa ra mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CBCĐ huyện:
Về mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CBCĐ huyện Phú Xuyên: Nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCĐ. Xây dựng chế độ ưu đãi, thu hút và bảo vệ CBCĐ để họ yên tâm cống hiến cho tổ chức công đoàn. Bảo đảm CBCĐ luôn giữ vững bản chất cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, kiên định công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, thống nhất nhận thức, trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải chăm lo xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh từ đó chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, CNVCLĐ.
Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CBCĐ huyện Phú Xuyên như: Hoàn thiện các chế độ đảm bảo lợi ích vật chất, tinh thần cho CBCĐ; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho CBCĐ; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức lối sống cho CBCĐ; đổi mới công tác tạo nguồn, đánh giá, sử dụng CBCĐ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đào tạo nâng cao chất lượng CBCĐ huyện Phú Xuyên có vai trò vô cùng quan trọng, nhằm xây dựng tổ chức công đoàn huyện Phú Xuyên cũng như CNVCLĐ và ngày càng lớn mạnh, góp phần vào sự phát triển của Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Với các mục tiêu đó, luận văn đã thực hiện được một số nội dung sau:
- Đã xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đội ngũ CBCĐ, đào tạo chất lượng CBCĐ, đội ngũ CBCĐ; các hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng đối với CBCĐ; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nâng cao chất lượng CBCĐ; kinh nghiệm đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ của các quận, huyện và rút ra bài học cho Công đoàn huyện Phú Xuyên.
- Khái quát về Công đoàn huyện Phú Xuyên; phân tích, đánh giá thực trạng và các hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ trong giai đoạn 2013 – 2018; chỉ ra những ưu điểm, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân. - Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá và phân tích thực trạng về đào tạo nâng cao chất lượng CBCĐ huyện Phú Xuyên, tác giả đã đề xuất mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp trọng tâm nâng cao hơn nữa chất lượng CBCĐ huyện trong thời gian tới.
2. Khuyến nghị
Để Đào tạo nâng cao chất lượng CBCĐ huyện Phú Xuyên, tác giả có một số khuyến nghị sau:
- Đối với Nhà nước
+ Phân cấp quản lý CBCĐ cho hệ thống công đoàn để có thể chủ động về chỉ tiêu, biên chế.
+ Quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất cho các đơn vị giáo dục trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam.
+ Đưa ra những quy định, giải pháp cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất để phối hợp với tổ
chức công đoàn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động ngày một tốt hơn.
+ Cải cách cơ bản chính sách tiền lương để tiền lương thực sự là đòn bẩy thúc đẩy cán bộ công chức gắn bó, yên tâm công tác; có chính sách đủ mạnh để thu hút, sử dụng người tài.
+ Có chính sách thu hút, ưu đãi (phụ cấp thâm niên) đối với người làm công tác giảng dạy, đào tạo.
- Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
+ Cụ thể hoá tiêu chuẩn đối với cán bộ chủ chốt ở các cấp công đoàn để từ đó có chương trình đào tạo, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay được hiệu quả hơn.
+ Đẩy mạnh xây dựng các thiết chế văn hóa nhằm đảm bảo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động, nhất là công nhân ở tập trung trong các khu công nghiệp lớn.
- Đối UBND thành phố Hà Hội
+ Tăng cường công tác chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước xây dựng chương phối hợp giữa công đoàn và chính quyền; quan tâm hằng năm trích nguồn ngân sách của thành phố để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn.
+ Đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm trong việc thực hiện các quy định của Bộ Luật lao động, Luật BHXH, BHYT, không thực hiện trích nộp 2% kinh phí công đoàn.
- Đối với UBND huyện Phú Xuyên
+ Tăng cường chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền đẩy mạnh việc thực hiện Kết luận số 79/KL-TƯ ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 28/11/2008 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa X), Kế hoạch của Công đoàn huyện Phú Xuyên về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”. Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về xây dựng mối quan hệ hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27/2/2012 của Ban Thường vụ Thành uỷ về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước”. Đồng thời, chỉ đạo các cấp chính quyền cùng phối chặt chẽ với tổ chức công đoàn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của huyện. Quan tâm hơn nữa trong công tác chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức công đoàn các cấp hoạt động hiệu quả, đặc biệt là quan tâm, có các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt là đối với CBCĐ chuyên trách.
+ Tăng cường công tác kiểm tra các đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật; nợ đọng thuế, BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khắc Á (2013), Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng công chức của công tác
tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đề tài cấp Tổng LĐLĐ, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (1992), Nền công vụ, công chức, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý.
3. Bộ Chính trị (1999), Quy định số 54 - QĐ/TW ngày 12/5/1999,Về chế độ
học tập lý luận chính trị trong Đảng.
4. Bộ Chính trị (2012), Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012, Về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
5. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Thông tư Liên Tịch số 79/TTLT ngày 19/9/1997 hướng dẫn thực hiện quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ, Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công
chức nhà nước.
6. Ban Chấp hành Trung ương khóa X (2009), Kết luận của hội nghị lần thứ 9, Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.
7. Ban Tổ chức cán bộ, công chức chính phủ (1998), Pháp lệnh cán bộ, công
chức, quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan.
8. Chính phủ (2000), Đánh giá cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
9. Chính phủ, Sắc lệnh số 76-SL, ngày 20/5/1950, Quy chế công chức Việt Nam.
10. Chính phủ, Quyết định 874/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1996, Quyết định
74/2001/TTg, Quyết định 40/2006/TTg, Về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức.
11. Công đoàn huyện Phú Xuyên (2013), (2018), Văn kiện đại hội công đoàn huyện các khóa IX, X.
12. Nguyễn Minh Đường (2001 - 2005), “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật (từ sơ cấp đến trên Đại học) đáp ứng yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế”.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2006, 2011, 2016), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc các khóa X, XI,XII.
17. Tô Tử Hạ (1998), “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Trần Thị Thanh Hòa (2015) “Pháp luật công đoàn trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, luận án Tiến sĩ
Luật học, học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
19. Lê Thanh Huyền (2018), “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành Nội
vụ trong phạm vi chức năng đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Đề
tài nghiên cứu cấp Bộ.
20. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), “Đổi mới đào tạo nguồn nhân lực ngành Ngân hàng - Tài chính trong các trường đại học khối kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập”, Viện Đào tạo Quốc tế - Trường đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
21. Huyện ủy Phú Xuyên, Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIII, Hà Nội. 22. Nguyễn Thiện Nhân (2007), “Bốn giải pháp để đào tạo nhân lực có kỹ
năng", diễn đàn Doanh nghiệp, Hà Nội.
23. Nxb Lao động (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 24. Nxb Chính trị quốc gia, (1995), C.Mác và Ph. Ănghen toàn tập, Hà Nội. 25. Nxb Chính trị Quốc gia, (1995), Lê Nin toàn tập, Hà Nội.
27. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức và các nghị định số 06, 18, 21, 24,
46/2010 và nghị định số 96/2009 hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức;
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Dương Văn Sao (2017),“Kỹ năng tổ chức hoạt động của cán bộ công đoàn: tài liệu dành cho cán bộ công đoàn cơ sở ngành giáo dục Việt Nam” Nxb Lao động, Hà Nội.
29. Thành ủy Hà Nội (2011), Báo cáo số 58 - BC/TU ngày 19/10/2011 tổng kết hai nghị quyết của Bộ Chính trị (khoá IX) về công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành phố Hà Nội”.
30. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2013), Điều lệ Công đoàn Việt Nam
khoá XI, Hà Nội.
31. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Công đoàn
Việt Nam khoá X, Hà Nội.
32. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2004), Quyết định số 1205/QĐ-TLĐ về việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức Công
đoàn, Hà Nội.
33. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2004), Báo cáo của BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá IX trình Đại hội X Công đoàn Việt Nam,
Hà Nội.
34. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2018), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XII) về công tác cán bộ trong tình hình mớ.
35. Nguyễn Viết Vượng (2003), GCCN và tổ chức công đoàn Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Trường Đại học Công đoàn
trong, Hà Nội.
36. Thế Vinh (2013),“Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP HÀ NỘI
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG H. PHÚ XUYÊN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Xuyên, ngày 27 tháng 7 năm 2020
PHIẾU KHẢO SÁT Dành cho cán bộ công đoàn
Công đoàn huyện Phú Xuyên nghiên cứu đề tài “Đào tạo cán bộ công đoàn tại Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”. Xin Đồng chí (Đ/c) vui lòng cho biết một số thông tin (những thông tin cung cấp chúng
tôi cam kết chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu) qua các câu hỏi dưới đây
bằng cách đánh dấu “X” vào những ô hoặc điền câu trả lời vào chỗ “...”
tương ứng phù hợp nhất của những nội dung sau đây Câu 1: Về thông tin chung Tuổi………….Giới tính (Nam , Nữ ) Chức vụ công đoàn: ………. + Chuyên trách: + Không chuyên trách: Trình độ học vấn:……… Trình độ chuyên môn:……… Trình độ ngoại ngữ:………
Sức khỏe: Loại (I; II; III)………
Câu 2: Về trình độ chuyên môn. Tiến sĩ 1 Đại học 3 Trung cấp 5
Thạc sĩ 2 Cao đẳng 4 Sơ cấp, CNKT 6
Câu 3: Về lý luận và nghiệp vụ công đoàn. Đại học 1 Cao đẳng 3 Đại học phần 5
Đại học 1 Cao đẳng 3 Đại học phần 5 Cao cấp 2 Trung cấp 4 Sơ cấp 6
Câu 5: Về tin học
Đại học 1 Trung cấp 3 Trình độ B 5 Cao đẳng 2 Trình độ C 4 Trình độ A 6
Câu 6: Về ngoại ngữ (Anh; Nhật, Nga; Đức; Trung quốc; Pháp...)
Đại học 1 Trung cấp 3 Trình độ B 5 Cao đẳng 2 Trình độ C 4 Trình độ A 6
Câu 7: Đ/c cho biết các cấp công đoàn quan tâm như thế nào đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công đoàn.
Rất quan tâm 1 Bình thường 3 Quan tâm 2 Ít quan tâm 4
Câu 8: Đ/c cho biết trình độ chuyên môn đáp ứng như thế nào đối với công việc được giao.
Rất tốt 1 Bình thường 3 Tốt 2 Không đạt 4
Câu 9: Đ/c cho biết các cấp công đoàn quan tâm đến chăm sóc sức khỏe như thế nào đối với cán bộ công đoàn.
Rất quan tâm 1 Bình thường 3 Quan tâm 2 Ít quan tâm 4
Câu 10: Đ/c đánh giá như thế nào về sức khỏe của bản thân.