Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 65 - 70)

7. Kết cấu nội dung đề tài

2.3. Đánh giá thực trạng đào tạo cán bộ công đoàn tại Liên đoàn Lao

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Mặc dù các cấp công đoàn trong huyện đã tập trung đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ, nhưng vẫn còn một số hạn chế, được thể hiện trên các mặt sau:

Một là: Việc quy hoạch, tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm CBCĐ huyện

thời gian qua tuy đã được quan tâm làm tốt những vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: Các tiêu chí đánh giá, xếp loại CBCĐ còn chưa cụ thể chi tiết, thiếu các tiêu chí đặc thù của từng công việc, chưa căn cứ vào vị trí công tác, do đó dẫn đến hạn chế tác dụng trong việc động viên, khuyến khích, giáo dục cán bộ. cán bộ công đoàn ăn lương của giới chủ nên còn e dè trong việc đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động. Ở một số doanh nghiệp, cán bộ công đoàn đồng thời là cán bộ doanh nghiệp (phó giám đốc hoặc trưởng phó các phòng ban) nên còn hiện tượng cán bộ công đoàn xa rời công nhân, lao động.

Hai là: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng

còn một số hạn chế như: Còn có số ít cán bộ công đoàn chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, không được thường xuyên bồi dưỡng bổ trợ kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính, tin học và các kỹ năng cần thiết khác, nhất là đội ngũ cán bộ công đoàn khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Vì vậy, ở một số Công đoàn cơ sở cán bộ công đoàn chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra; số cán bộ cấp cơ sở chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra theo tiêu chuẩn quy định vẫn còn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nhưng đến năm 2018 vẫn còn cán bộ chưa đạt chuẩn theo quy định; việc mở các lớp đào tạo theo chuyên đề còn hạn chế, chồng chéo, trùng lặp; cán bộ công đoàncòn lúng túng về phương pháp, hạn chế về hiệu quả, việc nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động ở nhiều doanh nghiệp còn chưa tốt, chưa kịp thời.

Ba là: Mặc dù đã được quan tâm, nhưng một số chế độ chính sách đối

với CBCĐ chưa được quan tâm thỏa đáng, các chính sách lương, thưởng, đãi ngộ, tái sản xuất sức lao động của còn thấp dẫn tới chưa tạo thuận lợi cho sự phát triển, trưởng thành của người CBCĐ. Đồng thời cũng chưa tạo điều kiện cho việc chuyển đổi, thu hút, cán bộ chuyên môn tham gia làm công tác công đoàn; chế độ phụ cấp của CBCĐ còn bất hợp lý, thấp hơn so với cán bộ làm công tác chuyên môn đồng cấp.

Bốn là: Các phong trào thi đua do công đoàn tổ chức, phát động hiệu

quả thấp, chưa lôi cuốn, thu hút được đông đảo công nhân, lao động tham gia. Công đoàn chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ với chuyên môn trong tổ chức chỉ đạo thi đua. Công tác vận động, tập hợp công nhân, lao động vào công đoàn, tự giác tham gia hoạt động công đoàn tại các doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số công đoàn tại doanh nghiệp chưa trở thành chỗ dựa của công nhân, lao động.

Năm là: Nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng lãnh đạo nên hoạt động công đoàn còn gặp nhiều khó khăn. Việc phối hợp hoạt động với tổ chức đoàn thanh niên còn chưa hiệu quả.

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân bên trong

Một là, khối lượng, yêu cầu nhiệm vụ cao, song số lượng CBCĐ của cơ

quan Công đoàn huyện còn ít.

Hai là, một số CBCĐ có tuổi đời cao, chỉ dựa vào kinh nghiệm hoạt

động là chủ yếu. Một bộ phận CBCĐ làm việc vẫn còn mang tính hành chính, sự vụ và chưa thật sự tâm huyết với công tác công đoàn.

Ba là, điều kiện làm việc của công nhân, lao động, CBCĐ tại doanh

nghiệp còn nhiều khó khăn, tình trạng vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động ở các doanh nghiệp còn diễn ra khá phổ biến, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm pháp luật của các cơ quan chức năng chưa được quan tâm. Do vậy, quan hệ lao động trong doanh nghiệp đang có hướng diễn biến phức tạp. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, các thành phần kinh tế hoạt động đan xen lẫu nhau, trong khi cơ cấu tổ chức của công đoàn chưa hoàn thiện kịp thời, nên còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn. Tình trạng người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm còn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, gây sức ép lớn cho hoạt động công đoàn.

Bốn là, kinh phí cho hoạt động công đoàn ngày càng khó khăn, chưa có

chế độ chính sách động viên, khuyến khích về vật chất cũng như về tinh thần, ngay cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn cũng chưa đồng bộ và chưa được tổ chức thực hiện nghiêm, nên không tạo được động lực khuyến khích cán bộ công đoàn nhiệt tình tham gia hoạt động công đoàn.

Năm là, do đặc thù CBCĐ cơ sở 100% là kiêm nhiệm,họ vừa phải làm

lao động đã ký, lại vừa phải tham gia tổ chức các hoạt động công đoàn nên hiệu quả hoạt động còn rất hạn chế.

- Nguyên nhân bên ngoài

Một là, chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ kính phí đối với

CBCĐ được cử đi học tập nâng cao trình độ, vì vậy chưa động viên, khích lệ CBCĐ, đặc biệt là CBCĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Hai là, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, không có công đoàn thì không thể có quan hệ lao động đầy đủ, tiến bộ, nhưng vào công đoàn lại do công nhân lao động tự nguyện, trong khi nhiều người sử dụng lao động lại không muốn thành lập công đoàn và không muốn công nhân, lao động vào công đoàn. Do vậy để thu hút công nhân lao động trong doanh nghiệp gia nhập công đoàn, tham gia hoạt động công đoàn thì không thể chỉ tuyên truyền vận động mà đòi hỏi công đoàn doanh nghiệp phải thực sự hấp dẫn đối với người lao động và với cả người sử dụng lao động. Để công đoàn thực sự hấp dẫn thì không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân tổ chức công đoàn mà nhất thiết phải có sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp, tạo điều kiện của Nhà nước.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận văn chú trọng việc đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo đội ngũ CBCĐ tại Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên và những hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ huyện giai đoạn 2013 - 2018, trong đó tập trung vào các nội dung sau:

- Khái quát về Công đoàn huyện Phú Xuyên.

- Thực trạng đào tạo chất lượng đội ngũ CBCĐ tại Liên đoàn Lao huyện Phú Xuyên: Đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị; trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học; sức khỏe; cơ cấu đội ngũ CBCĐ.

- Những hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ tại huyện Phú Xuyên: Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị; Công tác tuyển dụng, luân chuyển cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng; sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm; nâng lương, nâng ngạch, khen thưởng; chăm sóc sức khỏe cán bộ; đánh giá xếp loại cán bộ.

- Đánh giá đúng thực trạng đào tạo CBCĐ tại Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên.

Qua kết quả phân tích thực trạng đào tạo CBCĐ tại Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên là tiền đề để đưa ra mục tiêu, phương hướng, một số giải pháp cơ bản và những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ huyện Phú Xuyên nhiệm kỳ tiếp theo.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)