Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ công đoàn tại Liên đoàn Lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 51 - 57)

7. Kết cấu nội dung đề tài

2.2. Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ công đoàn tại Liên đoàn Lao động

Lao động huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo CBCĐ được Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, Liên đoàn Lao động Thành Phố Hà Nội quan tâm thực hiện hàng năm, tuỳ theo đối tượng có cách xác định nhu cầu đào tạo khác nhau.

Phương thức xác định nhu cầu đào tạo đối với CBCĐ được cơ quan Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, Liên đoàn Lao động Thành Phố Hà Nội áp dụng đó là phát Bản đăng ký tham gia đào tạo với danh mục các loại hình đào tạo, chương trình đào tạo để CBCĐ lựa chọn và điền vào mục thích hợp, hoặc thông báo cử CBCĐ đi đào tạo để CBCĐ đăng ký. Sau đó tổng hợp báo cáo lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân, Liên đoàn Lao động Thành Phố Hà Nội có cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm cho cấp mình và báo cáo cấp trên để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo (ngắn hạn, dài hạn).

Bản đăng ký tham gia đào tạo thường có các mục như:

- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học, sau đại học, quản lý nhà nước, nghiệp vụ hành chính…

- Đào tạo về chính trị: Cao cấp, trung cấp, sơ cấp;

- Đào tạo về quản lý hành chính: Cử nhân, các khóa đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính;

- Đào tạo tin học; ngoại ngữ...

- Thời gian đào tạo; hình thức đào tạo; cơ chế hỗ trợ kinh phí…

Thông báo cử CBCĐ đi đào tạo, thường ghi đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm, kinh phí…

Trên cơ sở số lượng đăng ký, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân, Liên đoàn Lao động Thành Phố Hà Nôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ đối với từng loại hình, trong kế hoạch có yêu cầu làm rõ đối tượng nào cần đào tạo; hình thức, thời gian, địa điểm, tự tổ chức lớp hay tham gia các lớp do cấp trên tổ chức hay cử đi đào tạo tại các cơ sở sở đào tạo. Phương thức này tuy không sát nhu cầu của cá nhân nhưng lại tỏ ra khá hiệu quả và dễ làm đối với tổ chức.

Ngoài hình thức phát Bản đăng ký tham gia đào tạo hoặc thông báo để CBCĐ tự đăng ký, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã tiến hành rà soát trình độ đội ngũ cán bộ, có kế hoạch quy hoạch cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hóa và yêu cầu hoặc gợi ý để CBCĐ đăng ký học các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn hoặc bồi dưỡng phù hợp với công việc đang đảm

nhận hoặc sẽ đảm nhận, đồng thời phù hợp với điều kiện công việc, tuổi tác, sức khỏe và hoàn cảnh gia đình.

Hàng năm, LĐLĐ huyện Phú Xuyên tổng hợp nhu cầu đào tạo CBCĐ để báo cáo với cấp trên trực tiếp quản lý về nhu cầu đào tạo của CĐCS mình. Trên cơ sở nhu cầu đào tạo đã tổng hợp được, và dự báo nhu cầu phát triển của tổ chức, LĐLĐ huyện xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng. Trong kế hoạch của ngành thể hiện rõ kế hoạch cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo hành chính, mở các lớp đào tạo liên kết. Đồng thời có thể theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo.

Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện, có thể 5 năm 1 lần phát phiếu điều tra chọn mẫu về nhu cầu đào tạo của CBCĐ. Thông qua kết quả điều tra, kết hợp với phương thức xác định nhu cầu đào tạo truyền thống (nêu trên) đã góp phần giúp cán bộ CĐCS mặc dù là kiêm nhiệm nhưng vẫn làm rất tốt nhiệm vụ của mình.

Theo đánh giá, đội ngũ cán bộ công đoàn huyện được đào tạo có bài bản. Bên cạnh đó, do yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ chuyên môn nên đội ngũ CBCĐ huyện luôn xây dựng cho bản thân một tinh thần học tập nghiêm túc, tự giác, cầu tiến để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và yêu cầu tham gia các hoạt động đoàn thể xã hội. Việc xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ về mọi mặt trong huyện đã được tăng cường, chất lượng đội ngũ CBCĐ dần được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong quá trình xây dựng và phát triển.

- Về trình độ đội ngũ cán bộ công đoàn: Trong những năm qua, đội ngũ

CBCĐ huyện ngoài có trình độ nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và đã qua thực tiễn, họ còn là những người có uy tín và khả năng đoàn kết, tập hợp được đông đảo công đoàn viên. Đặc biệt là CBCĐ xuất thân và trưởng thành từ cơ sở, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được công đoàn viên, CNVCLĐ tín nhiệm.

* Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách

Theo số liệu của Công đoàn huyện, CBCĐ chuyên trách của huyện từ năm 2014 đến 2019 cơ bản ổn định, có 5 người, đều là những người tâm huyết với nghề, trải qua quá trình công tác thực tế và được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được cơ quan tín nhiệm cử đi đào tạo nghiệp vụ về công tác công đoàn. Trong đó 05 cán bộ đều được cử đi học lớp đại học phần nghiệp vụ công đoàn do LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức. 100% có trình độ từ đại học trở lên, 33,3% có trình độ chuyên môn thạc sĩ. Qua khảo sát và được tổng hợp về trình độ của CBCĐ trong bảng sau:

Bảng 2.1. Trình độ của cán bộ công đoàn huyện

ST

T Trình độ Năm

2014 2015 2016 2017 2018 2019

1

Chuyên môn

Trên đại học (người) 0 0 0 0 2 2 Tỷ lệ (%) 0 0 0 0 40 40 Đại học (người) 5 5 5 5 5 5 Tỷ lệ (%) 100 100 100 100 60 60 2 Chính trị CC (người) 2 2 3 3 3 3 Tỷ lệ (%) 50 50 60,0 60 50 50 Trung cấp (người) 1 1 0 0 0 0 Tỷ lệ (%) 25 25 0 0 0 0 Sơ cấp (người) 1 1 1 1 1 2 Tỷ lệ (%) 25 25 20 20 16,6 33,3 3 Tin học Tr. độ C (người) 0 0 0 0 0 1 Tỷ lệ (%) 0 0 0 0 0 16,6 Tr. độ B (người) 5 5 5 5 5 5 Tỷ lệ (%) 100 100 100 100 100 63,4 4 Ngoại ngữ Tr. độ C 0 0 0 0 0 1 Tỷ lệ (%) 0 0 0 0 0 16,6 Tr. độ B 5 5 5 5 5 5 Tỷ lệ (%) 100 100 100 100 100 63,4

5 Nghiệp vụ công oàn(người) 5 5 5 5 5 5

Tỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Tổng 5 5 5 5 5 5

Tính đến tháng 12/2019 trình độ của cán bộ chuyên trách là: Đại học: 05 người (100%), sau đại học: 02 người (33,3%); trình độ lý luận chính trị Cao cấp: 03 người (50%), Sơ cấp: 02 người (33,3%); trình độ Tin học chứng chỉ B: 05 người (83,3%), chứng chỉ C; trình độ ngoại ngữ; chứng chỉ B 05 người (63,3%); trình độ lý luận nghiệp vụ công đoàn: 05 người (100%), hiện nay có 01 cán bộ đang theo học chương trình đào tạo sau đại học. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCĐ chuyên trách đang có xu hướng được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của tổ chức.

* Đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách

Đa phần đội ngũ CBCĐ kiêm nhiệm tại các CĐCS, đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên (trong đội ngũ CBCĐ không chuyên trách khối các đơn vị HCSN công lập, tỷ lệ này đạt trên 90%, không có CĐCS chưa qua đào tạo).

Bảng 2.2. Trình độ của cán bộ công đoàn không chuyên trách

STT Trình độ CM, NV Năm

2014 2015 2016 2017 2018 2019

1 Trên đại học (người) 80 87 108 124 134 142 Tỷ lệ (%) 11,3 11,9 14,2 15,6 16 16,4

2 Đại học, cao đẳng (người) 452 474 495 521 549 584 Tỷ lệ (%) 63,4 64,6 65 65,4 66 67,2

3 Trung cấp, sơ cấp (người) 180 173 159 152 154 143 Tỷ lệ (%) 25,3 23,5 20,8 19 18 16,4

Tổng 712 734 762 797 837 869

Nguồn: Văn phòng Công đoàn huyện Phú Xuyên

Theo số liệu của Công đoàn huyện, trình độ của CBCĐ không chuyên trách đến tháng 12/2019 như sau: Trên Đại học: 142 người (16,4%); đại học, cao đẳng 584 người (67,2%); trung cấp, sơ cấp: 143 (16,4%). Từ năm 2013 – 2018, trình độ sau đại học, đại học và cao đẳng đã tăng từ 74,7% lên 83,6%; CBCĐ không chuyên trách có trình độ trung cấp trở xuống còn giảm từ 25,3% xuống còn 16,4%. Nguyên nhân sự gia tăng về trình độ là do nhu cầu sử dụng của các đơn vị, tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ được nâng lên. Mặt

khác, do yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn nên các cơ quan, doanh nghiệp đã quan tâm chú trọng hơn tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.

2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo

Thực hiện Đề án của Thành ủy Hà Nội về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn 2012 – 2015 và Hướng dẫn số 08-HD/BTCTU Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCĐ giai đoạn 2011 - 2015, LĐLĐ huyện Phú Xuyên đã xây dựng đội ngũ CBCĐ nhằm đáp ứng yêu cầu về:

+ Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. + Đào tạo nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đổi và đáp ứng những nhu cầu trong tương lai của tổ chức.

+ Đào tạo giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn. Đào tạo không chỉ khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác của CBCĐ mà còn liên quan đến việc xác định và thỏa mãn các nhu cầu phát triển khác như phát triển đa kỹ năng, tăng cường năng lực làm việc để CBCĐ đảm nhận thêm trách nhiệm, tăng cường năng lực công tác toàn diện và chuẩn bị với trách nhiệm nặng nề hơn trong tương lai của CBCĐ.

Đánh giá về mục tiêu nào đã đạt được qua quá trình đào tạo, theo kết quả khảo sát 300 phiếu của BCH CĐCS thu được như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ công đoàn về mục tiêu đào tạo

Mục tiêu Số lượng (Người) Tỷ lệ %

Tăng cường khả năng lĩnh vực chuyên môn hiện tại 280 93,4 Mở rộng lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhiệm 260 86,7 Chuyển sang một lĩnh vực chuyên môn khác 0 0,0 Có đủ điều kiện chuyển lên chức danh cao hơn 200 66,6 Có đủ điều kiện để thăng tiến 180 60,0

Tổng số 300 100

Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã căn cứ vào các nghị quyết của LĐLĐ Thành phố Hà Nội xác định mục tiêu đào tạo CBCĐ. Mục tiêu đào tạo CBCĐ nằm trong chiến lược chung về xây dựng CBCĐ các cấp của Huyện. Trong những năm qua LĐLĐ huyện Phú Xuyên đã bám sát mục tiêu về đào tạo đề ra, đồng thời bám sát vào yêu cầu của cơ sở, nhu cầu đào tạo cán bộ, đối tượng, thời gian, hình thức đào tạo của mỗi cá nhân, mỗi xã mà đề ra mục tiêu cho từng chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)