Kế hoạch hóa nguồn cán bộ công đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 72 - 73)

7. Kết cấu nội dung đề tài

3.2.1. Kế hoạch hóa nguồn cán bộ công đoàn

Giai đoạn hiện nay đặt ra những yêu cầu mới: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới với sự xuất hiện nền kinh tế tri thức ngày càng rõ; phát triển khoa học, công nghệ mới và công nghệ thông tin; phát triển văn hoá, xã hội, xây dựng con người mới. Dẫn đến tình hình: Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng mạnh, cơ cấu lao động, phát triển ngành nghề ngày càng mạnh.

Nhận thức đúng đắn về đào tạo CBCĐ sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo CBCĐ. Do vậy, cần phải quán triệt toàn diện từ Tổng LĐLĐ Việt Nam đến các Công đoàn cơ sở, phải nhận thức được rằng đào tạo CBCĐ là một khâu rất quan trọng, là một hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ CBCĐ đáp ứng được nhu cầu thực tế và sự phát triển của kinh tế - xã hội.

thách thức. Những vấn đề về việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội ngày càng nóng bỏng. Vấn đề đặt ra là phải đào tạo CBCĐ nói chung, CBCĐ của huyện Phú Xuyên nói riêng có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và bản lĩnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sẵn sàng đón nhận thử thách, áp lực ngày càng gia tăng trong giai đoạn hiện nay.

Tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm của các cấp và cán bộ quản lý đào tạo; về vai trò, chức năng của đào tạo đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCĐ chuyên nghiệp giai đoạn hiện nay. Tập trung vào các nội dung sau:

- Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của CBCĐ; xác định rõ việc học tập đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ quy định các ngạch, chức danh lãnh đạo, quản lý; học tập, rèn luyện để thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, công vụ được giao, tạo điều kiện cho CBCĐ được trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc và kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

- Hình thành nhận thức đúng về đào tạo CBCĐ là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc sao cho hiệu quả, đó là “học để làm việc” và “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”.

- Tăng cường đào tạo CBCĐ là giải pháp cụ thể, khả thi và quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng đội ngũ CBCĐ.

- Thống nhất trong nhận thức, trong chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo CBCĐ đó là một bộ phận của công tác CBCĐ chịu sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)