Một số đặc điểm ảnh hưởng đến đào tạonâng cao chấtlượng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 48 - 51)

7. Kết cấu nội dung đề tài

2.1. Tổng quan về Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên

2.1.3. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến đào tạonâng cao chấtlượng đội ngũ

đội ngũ cán bộ công đoàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, Công đoàn Việt Nam phải nắm bắt và tranh thủ những cơ hội đồng thời phải nhìn nhận, đánh giá và dự báo được hết những khó khăn, để đưa ra các biện pháp chiến lược nhằm phát triển giai cấp công nhân và nâng cao hơn nữa chất lượng và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới. Một trong những giải pháp chiến lược đó là nâng cao mọi mặt năng lực cho đội ngũ CBCĐ vì “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Đây cũng là sự cần thiết khách quan phải đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có lập trường vững vàng về chính trị, có trình độ và kiến thức khoa học kỹ thuật, pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, có kiến thức và phương pháp vận động

quần chúng đáp ứng được yêu cầu hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường nhằm thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Quan điểm đó được quán triệt rất rõ trong tư tưởng chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng thời được xác định trong Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X là Tăng cường số lượng và chất lượng cơ ở đào tạo của tổ chức Công đoàn, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, gắn công tác đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học về công nhân và hoạt động Công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa….

Công đoàn huyện Phú Xuyên đã thực hiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công đoàn viên, CNVCLĐ; tuyên truyền những chủ chương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Công đoàn các cấp; phát động, triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước. Từ đó, đã đóng góp đáng kể vào phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn Thủ đô, góp phần quan trọng, tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi thì CĐ huyện cũng gặp khó khăn, đó là: Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong nước, từ đó ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận đoàn viên CNVCLĐ; do tác động của mặt trái cơ chế thị trường nên nhận thức của một bộ phận người sử dụng lao động (nhất là khối các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước) và đoàn viên, CNLĐ về vai trò, chức năng, vị trí của tổ chức Công đoàn còn hạn chế; đặc biệt là sự hội nhập quốc tế sâu rộng (WTO, CPTPP…) đã đặt ra thách thức lớn đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nhân tố này đòi hỏi tổ chức Công đoàn Việt Nam, đặc biệt là bộ máy các Công đoàn cấp trên cơ sở mà nòng cốt là đội ngũ CBCĐ phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị; phẩm chất, đạo đức, tác phong lối sống… để xây dựng, phát triển, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.

Các điều kiện vật chất ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với CBCĐ trong tổ chức các hoạt động công đoàn. Chế độ tiền lương, phụ cấp, công tác thi đua khen thưởng... sẽ tạo động lực quan trọng cho CBCĐ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với tổ chức; các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc, phương tiện, thông tin liên lạc… sẽ đảm bảo cho CBCĐ triển khai công việc được kịp thời, thuận lợi, chính xác hơn, nắm bắt kịp thời thông tin, tình hình, diễn biến tư tưởng của đoàn viên CNVCLĐ góp phần giúp hoạt động công đoàn có hiệu quả hơn. Trong thực tế, nếu không có đầy đủ các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật theo kịp với thay đổi thường xuyên thì chất lượng hoạt động của CBCĐ sẽ không đạt hiệu quả cao, không đáp ứng nhiệm vụ được giao, còn nếu tổ chức công đoàn quan tâm tới các điều kiện vật chất cho CBCĐ thì hoạt động sẽ thu được những kết quả tương xứng.

Ngày nay, khi đất nước bước vào thế kỷ XXI, trình độ kỹ thuật công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhân loại đang bước sang thời kỳ mới, thời kỳ phát triển kinh tế tri thức, toàn cầu hóa đang diễn ra như một xu thế khách quan, cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu ngày càng gay gắt. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta đang phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội và toàn dân phải phát huy mạnh mẽ vai trò của mình nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Đối với Công đoàn Việt Nam, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế - xã hội. Giai cấp công nhân ngày càng đa dạng; giai cấp công nhân đang có mặt trong mọi thành phần kinh tế, các ngành nghề và vùng miền. Mối quan hệ lao động ngày càng trở lên phức tạp và đa dạng. Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân, viên chức lao động, có vai trò đại diện người lao động trong quan hệ với người sử dụng lao động, trong thương lượng, đàm phán nhằ m bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tuyên truyền phổ biến

chính sách, pháp luật, vận động, tổ chức công nhân, viên chức, lao động thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật. Tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế cơ quan, doanh nghiệp, đại diện cho CNVCLĐ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Như vậy, phát huy vai trò của Công đoàn trong tham gia quản lý kinh tế, xã hội, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vũng an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Xác định vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, luôn là lực lượng đi đầu, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp (CNH, HĐH) đất nước.

Công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công cuộc xây dựng xã hội mới, thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng. Trong quá trình hội nhập, nguồn nội lực có thể được phát huy và đạt hiệu quả cao khi đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và Nhà nước. Công đoàn đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, động viên NLĐ tích cực tham gia xây dựng cuộc sống mới, vươn lên thành người chủ đất nước. Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, là chiếc cầu và sợi dây liên hệ nối liền Đảng với quần chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động huyện phú xuyên, hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)