Thu nhập từ dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.6 Thu nhập từ dịch vụ thẻ

Tính đến cuối năm 2010, VPBank đã phát hành được 06 loại thẻ bao gồm: ba thẻ ghi nợ: thẻ nội địa (Autolink) và ghi nợ quốc tế Platinum MasterCard Debit và MC2 MasterCard Debit; hai thẻ tín dụng quốc tế Platinum Credit và MC2 MasterCard Credit và một thẻ thanh toán qua mạng E-Card. Trong đó, thẻ Autolink được phát hành với số lượng lớn nhất, tuy nhiên loại thẻ này được phát hảnh nhằm tập trung vào các đối tượng là học sinh, sinh viên, người dân có thu nhập trung bình. và nhân viên các công ty thông qua hình thức trả lương qua tài khoản nhằm thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư vì vậy từ khi phát triển loại thẻ này VPBank hầu như phát hành thẻ miễn phí và chỉ thu được một số phí rất nhỏ từ phí phát hành lại thẻ, phát hành lại PIN, phí rút tiền mặt từ cây ATM của ngân hàng khác. Đến 31/12/2011, tổng số thẻ Autolink đã phát hành là 123.085 thẻ và thu nhập từ dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ Autolink đạt 669,93 triệu đồng, tăng 58,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Đối với 2 loại thẻ ghi nợ quốc tế là MC2 MasterCard và Platinum MasterCard là loại thẻ cao cấp nhằm hướng tới đối tượng khách hàng là những người trẻ trung, năng động và thành đạt vì vậy số lượng thẻ phát hành tuy không nhiều nhưng đem lại nguồn thu tương đối lớn từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán qua các điểm chấp nhận thẻ trong nước và quốc tế. Phí thu được từ hoạt động thanh

69

toán thẻ ghi nợ quốc tế chủ yếu thu được từ phí thường niên, phí xử lý giao dịch thẻ quốc tế, ngoài ra một phần là phí thu được từ hoạt động khiếu nại, rút tiền mặt của khách hàng, phí báo mất thẻ...

Bảng 2.9 Doanh thu dịch vụ thẻ Platinum & MC2 Debit từ 2009-2011

Năm Doanh thu thẻ tín dụng Platinum MC2 2009 3.642,9 2.707,5 2ÕĨÕ 5.289,1 3.942,3 2ÕĨĨ 6.979,1 4.960,4

(Báo cáo Trung tâm thẻ - NH Việt Nam Thịnh Vượng năm 2009-2011)

Năm 2010, tổng phí thu được từ dịch vụ thẻ MC2 Debit là 944,9 triệu đồng (tăng 50,53% so với năm 2009), trong đó phí thu được từ phí thường niên và phí xử lý giao dịch thẻ quốc tế chiếm tỷ trọng lớn nhất 77,7%. Đến năm 2011, tổng phí thu được là 1.255,8 triệu đồng tăng 32,9% so với năm 2010, trong đó phí thường niên và xử lý giao dịch thẻ quốc tế chiếm tỷ trọng 75,2% trong tổng doanh thu.

Đối với thẻ Platinum, tổng phí thu được năm 2010 là 1.031,3 triệu đồng (tăng 71,4% so với năm 2009), trong đó phí thường niên và phí xử lý giao dịch thẻ quốc tế chiếm 80,6% . Năm 2011, tổng phí dịch vụ thu được là 1.407,5 triệu đồng (tăng 36,48% so với năm 2010), trong đó phí thường niên và phí xử lý giao dịch thẻ quốc tế chiếm 78,5% trong tổng doanh thu từ dịch vụ thẻ Platinum. Từ số liệu trên có thể thấy doanh thu được từ dịch vụ thẻ MasterCard Debit là tương đối tốt, VPBank cần tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút nhiều khách hơn nữa tham gia dịch vụ thẻ của ngân hàng vừa huy động được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vừa tăng thu nhập cho ngân hàng từ việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Bên cạnh các loại thẻ ghi nợ thì thẻ tín dụng MasterCard cũng là một dịch vụ thẻ đem lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng.

70

Bảng 2.10 Doanh thu thẻ tín dụng Platinum và MC2 từ 2009-2011

2009 1.313,52 371,48 9.926,19 3.744 15.355,19 2Õ1Õ 1.990,1 417,99 10.460,84 4.968 17.836,93 2Õ1Ĩ 3.090,91 780,67 12.135,58 7.320 23.327,16

(Báo cáo Trung tâm thẻ- NH Việt Nam Thịnh Vượng 2009-2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu được từ hoạt động cung cấp tín dụng qua thẻ tương đối cao so với các loại thẻ khác. Vì ngoài các phí thu được từ dịch vụ thẻ như phí thường niên, phí xử lý giao dịch thẻ quốc tế, phí rút tiền mặt... thì lãi tín dụng cũng là một khoản thu không nhỏ đóng góp vào tổng doanh thu của thẻ tín dụng.

Năm 2010, tổng doanh thu từ thẻ MC2 Credit là 3.942,3 triệu đồng (tăng 45,6% so với năm 2009) trong đó nguồn thu từ lãi cho vay là 2.253,8 triệu đồng, phí thường niên là 811 triệu đồng. Năm 2011, tổng phí dịch vụ là 4.960,4 triệu đồng (tăng 25,83% so với năm 2010), trong đó nguồn thu chủ yếu từ lãi cho vay là 2.896,9 triệu đồng chiếm tỷ trọng 58,4% trong tổng doanh thu, phí thường niên đạt 921,89 triệu đồng.

Tuy nhiên, mặc dù lợi nhuận thu được từ dịch vụ thẻ tín dụng là tương đối cao so với tổng doanh thu phí dịch vụ từ thẻ nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì nhiều thẻ tín dụng VPBank cung cấp cho khách hàng đều dựa trên cơ cở tín chấp. Chính vì vậy, VPBank cần thận trọng hơn nữa trong việc đánh giá để cấp tín dụng cho khách hàng, vì hiện nay các khoản tín dụng quá hạn từ dịch vụ thẻ đang tăng lên và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của VPBank.

Đối với thẻ ghi nợ E-Card MasterCard là thẻ thanh toán qua mạng thì doanh thu đạt được cũng tương đối tốt: doanh thu năm 2010 là 362,4 triệu đồng (tăng 85,16% so với năm 2009), năm 2011 là 552,8 triệu đồng (tăng 52.54% so với năm 2010). Từ số liệu trên có thể thấy càng ngày nhu cầu mua bán và thanh toán hàng

hóa qua mạng càng phát triển và đem lại nguồn thu khá cao cho ngân hàng. VPBank nên có những chương trình khuyến mãi ưu đãi để thúc đẩy hơn nữa dịch vụ thẻ thanh toán qua mạng ngày càng phát triển.

Bảng 2.11 Chi phí chủ yếu cho dịch vụ thẻ từ năm 2009-2011

(Báo cáo Trung tâm thẻ- NH Việt Nam Thịnh Vượng 2009-2011)

Mặc dù nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ thẻ là tương đối cao nhưng vẫn không đủ để bù đắp chi phí. Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ thẻ bao gồm chi trả lãi tiền gửi, chi ngoại hối, chi phí cho việc duy trì và lắp đặt ATM, chi phí cho nhân viên... Chỉ trong 2 năm trở lại đây, VPBank đã đầu tư gần 10 triệu USD cho công nghệ ngân hàng bao gồm hệ thống Core Banking T24 của hãng Temenos (Thụy Sĩ), hệ thống thẻ Way4 của Open Way và hệ thống ATM trải khắp các tỉnh, thành phố lớn. Tính đến nay, VPBank đã có mạng lưới ATM gần 250 cây ATM trên toàn quốc. Việc đầu tư vào việc lắp đặt cây ATM dẫn tới chi phí dịch vụ thẻ của VPBank quá cao vì ngoài chi phí thuê địa điểm, chi phí tiền điện, chi khấu hao tài sản, chi bảo trì, bảo dưỡng ATM.. .ngân hàng luôn phải duy trì một lượng tiền nhất định tại cây ATM mà phải trả lãi. Tính đến cuối năm 2011, tổng chi phí dịch vụ thẻ là 23.327,16 triệu đồng, tăng 30,61% so với năm 2010, trong đó chi phí cho cây ATM là 12.135,58 triệu đồng (chiếm hơn 50% trong tổng chi phí), sau đó là chi phí cho nhân viên và chi trả lãi tiền gửi, chi ngoại hối... Chính vì vậy, lợi nhuận trong nhiều năm liên tiếp của VPBank luôn là con số âm và ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu dịch vụ của toàn hệ thống. Năm 2010, lợi nhuận từ dịch vụ thẻ của VPBank là (3.149) triệu đồng, năm 2011 là (2.526) triệu đồng, tăng 19,78% so với năm 2010.

Tuy vậy, dịch vụ thẻ là một dịch vụ mà VPBank đang rất chú trọng phát triển, đặc biệt là thẻ quốc tế MasterCard đang là dịch vụ được khách hàng ưa chuộng, mang lại lợi nhuận cao. Trong những năm gần đây, VPBank đã có rất nhiều chương trình ưu đãi dành cho chủ thẻ Platinum và MC2 như ưu đãi giảm giá mua sắm hàng hóa tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn..., ưu đãi giảm phí tham gia câu lạc bộ Golf, chương trình tích điểm tặng quà. nhằm thu hút khách hàng mở thẻ và sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, tăng doanh thu từ thẻ, giảm lỗ và góp phần đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w