5. Kết cấu của luận văn
2.2.5 Kết quả hoạt động của ngân hàng về kinh doanh thẻ
2.2.5.1 Thực trạng nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa
Bắt đầu triển khai từ cuối năm 2003 và thực sự có bước phát triển mạnh từ năm 2006. Với thẻ Autolink, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt/thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại bất kỳ các máy rút tiền tự động ATM của VPBank và tại 50.000 POS của 29 ngân hàng thành viên thuộc ba tổ chức chuyển mạch thẻ Smartlink - VNBC - Banknet VN trên cả nước, chủ thẻ được bảo vệ an toàn, tránh được những phiền phức về tiền rách, tiền giả, tiền lẻ... và các rủi ro về tiền mặt vì chủ thẻ chỉ cần mang theo thẻ, không cần mang theo một số tiền mặt lớn trên người. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thực hiện các dịch vụ ngân hàng tự động khác tại các máy ATM của VPBank và các ngân hàng thành viên trong ba liên minh thẻ như: xem số dư tài khoản, chuyển khoản, in sao kê giao dịch, tra cứu thông tin ngân hàng... Chủ thẻ dễ dàng nộp tiền vào tài khoản thẻ bất cứ lúc nào, tại bất kỳ chi nhánh nào của VPBank khi có nhu cầu. Đặc biệt, thẻ VPBank Autolink là công cụ hữu hiệu giúp công ty, doanh nghiệp, tổ chức giảm thiểu chi phí và thời gian trong việc chi trả lương, thưởng... cho nhân viên. Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Autolink của VPBank không chỉ thu hút được các khách hàng cá nhân đơn lẻ, mà còn thu hút được một lượng lớn các khách hàng doanh nghiêp có quan hệ hoạt động tài khoản với VPBank ký kết các hợp đồng trả lương qua tài khoản thẻ của VPBank tới các
nhân viên của họ như: Bệnh viện Xanh Pôn, Công ty cổ phần chứng khoán nhỏ và vừa, Công ty cổ phần Thái Dương, Công ty cổ phần xây dựng Nam Việt, Công ty cổ phần Trí tuệ Việt, Công ty TNHH một thành viên Kinh Đô... Với các hợp đồng trả lương qua thẻ, VPBank đã gia tăng được nhanh chóng số lượng thẻ Autolink phát hành với số dư tài khoản không kỳ hạn tăng mạnh, giao dịch qua thẻ cung tăng và đồng thời VPBank thu được phí trả lương qua tài khoản thẻ là 4.400đ/món đóng góp một phần vào thu nhập của từng chi nhánh VPBank nói riêng và của cả ngân hàng nói chung.
Cuối năm 2003, VPBank lần đầu tiên phát hành thử nghiệm thẻ ghi nợ nội địa Autolink trong nội bộ VPBank và tiến hàng lắp đặt 5 cây ATM đầu tiên trong hệ thống, tại VPBank hội sở đặt 2 cây, tại VPBank chi nhánh Hà Nội, VPBank chi nhánh Thăng Long và VPBank chi nhánh Hồ Chí Minh mỗi nơi đặt 1 cây ATM.
Đến năm 2006, VPBank mới bắt đầu chính thức phát hành rộng rãi thẻ Autolink ra thị trường, tuy nhiên do gặp rất nhiều khó khăn, thị trường tiếp nhận thẻ Autolink của VPBank không mấy nồng nhiệt, do cùng với các chức năng như thẻ Autolink, trước đó thẻ ghi nợ của các ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hay Ngân hàng đầu tư Việt Nam đều đã tồn tại trên thị trường và có thị phần rất lớn. Tuy nhiên cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên và quá trình marketing hiệu quả tới các công ty và trường học thì thẻ Autolink đã dần được nhiều khách hàng biết đến. Đến ngày 31/12/2009, số lượng thẻ phát hành đạt 61.957 thẻ. Số dư trên tài khoản tiền gửi phát hành thẻ đạt hơn 51,6 tỷ đồng. Số lượng phát hành bình quân khoảng 2.103 thẻ/tháng với số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi phát hành thẻ hơn 830.000 đồng. Đến cuối năm 2010, số lượng thẻ Autolink phát hành được là 86.585 thẻ với số dư huy động từ tài khoản thẻ là hơn 77 tỷ đồng. Vượt qua bao khó khăn, trở ngại, VPBank vẫn xác định rõ cần phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam, ngân hàng đã tăng cường tiến hành các hoạt động marketing, các hoạt động quảng bá thương hiệu và sản phẩm thẻ trên các thông tin đại chúng và dần khẳng định được thương hiệu thẻ cho mình. Với các hợp đồng trả lương qua thẻ của các công ty giao dịch tại VPBank, với các hợp đồng mở
thẻ của các khách hàng vãng lai, tính đến ngày 31/12/2011, số lượng thẻ Autolink phát hành đạt 123.085 thẻ. Số dư trên tài khoản tiền gửi phát hành thẻ đạt hơn 148 tỷ với số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi phát hành thẻ là hơn 1.204.000 đồng. Tình hình phát hành và huy động từ thẻ Autolink của VPBank từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng biểu và sơ đồ sau:
Bảng 2.2: Số lượng thẻ Autolink phát hành từ năm 2009 - 2011
■ Số dư huy động qua TK thẻ
Số dư huy động qua TK thẻ Autolink
Bên cạnh sản phẩm thẻ Autolink truyền thống, tháng 5 năm 2009, VPBank đã quyết định cho ra đời sản phẩm thẻ Autolink nhận diện. Ngoài các chức năng và tiện ích như thẻ Autolink thường, thẻ Autolink nhận diện còn thêm chức năng nhận diện chủ thẻ với mặt trước của thẻ có thông tin và ảnh của chủ thẻ. Sản phẩm này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các trường học, doanh nghiệp,hiệp hội... có nhu cầu phát hành thẻ cho học sinh, sinh viên, nhân viên, hội viên.
56
Đặc biệt, đầu tháng 3.2011 VPBank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa VP Super. VP Super được xác định là một sản phẩm nổi trội mang tính cạnh tranh đặc biệt, là sản phẩm đầu tiên trong số rất nhiều các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân với lãi suất ưu đãi vượt trội, hấp dẫn nhất trên thị trường là 9%/năm. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng tài khoản VP Super thông qua nhiều hình thức giao dịch tiện lợi và đơn giản như qua tin nhắn điện thoại, internet... giúp khách hàng quản lý tài khoản hiệu quả và thuận tiện. Khi đăng ký bộ sản phẩm này, khách hàng sẽ được cấp một thẻ ATM với hạn mức rút tiền mặt cao hơn so với thẻ ATM thông thường (20.000.000đ/ lần, 100.000.000/ngày), chuyển tiền qua ATM không hạn chế số tiền, dịch vụ Internet banking gói cao cấp và dịch vụ SMS banking. Khách hàng khi đăng ký gói tài khoản VP Super sẽ được cung cấp miễn phí toàn bộ các tiện ích Ngân hàng hiện đại nói trên cũng như được miễn phí toàn bộ các phí giao dịch trong và ngoài hệ thống VPBank trên phạm vi Việt nam.
Bộ sản phẩm VP Super ra đời đã tạo được bước tiến đáng kể cho VPBank trong phát triển sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa về cả số lượng thẻ phát hành và số dư duy trì trên thẻ, góp phần nâng cao doanh thu dịch vụ và nguồn vốn huy động của ngân hàng.
2.2.5.2 Thực trạng nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ Platium và MC2 MasterCard
Thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Platinum MasterCard và MC2 MasterCard là loại thẻ đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ bảo mật chip theo chuẩn EMV (Europay - MasterCard - Visa) giúp ngăn ngừa việc sao trộm thông tin của chủ thẻ, giảm thiểu gian lận giả mạo thẻ. Thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Platinum MasterCard và MC2 MasterCard là sản phẩm thẻ do VPBank phát hành cho khách hàng trên cơ sở khách hàng có tài khoản thẻ tại VPBank, theo đó chủ thẻ có thể thanh toán/rút tiền mặt trên cơ sở số tiền mình có trong tài khoản. Thẻ ghi nợ quốc tế của VPBank là phương tiện thay thế tiền mặt tiện lợi và an toàn dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ, ATM có trưng biểu tượng
Năm
Số lượng thẻ phát hành Số dư huy động từ TK thẻ
Platium MC2 Platium MC2
^2009 457 2.960 5.356 7.054
MasterCard trên toàn thế giới với thời hạn sử dụng: 5 năm và hạn mức rút tiền mặt: 30,000,000 VND/ngày (ba mươi triệu đồng/ngày).
Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại hơn 24 triệu điểm chấp nhận thẻ MasterCard như: Siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, đại lý vé máy bay, khu du lịch, bệnh viện, câu lạc bộ... tại Việt Nam và hơn 220 quốc gia trên thế giới.
Chủ thẻ dễ dàng rút tiền mặt khi cần tại các máy ATM của VPBank và 1 triệu máy ATM có trưng biểu tượng MasterCard hoạt động 24/24 tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Chủ thẻ được đảm bảo tuyệt đối an toàn cho khoản tiền của mình. Với bộ xử lý CHIP thông minh theo chuẩn EMV, các thông tin lưu trên thẻ được bảo mật tối đa và giảm thiểu rủi ro sao trộm thông tin của chủ thẻ.
Chủ thẻ không phải bận tâm đến những phiền phức do tiền rách, tiền giả, tiền lẻ... Loại bỏ hoàn toàn các rủi ro do phải mang quá nhiều tiền mặt trong người khi đi công tác, du học, du lịch... trong và ngoài nước. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thực hiện các dịch vụ ngân hàng tự động khác tại các máy ATM của VPBank và 1 triệu máy ATM có trưng biểu tượng Master như: xem số dư tài khoản, chuyển khoản, in sao kê giao dịch... Chủ thẻ dễ dàng nộp tiền vào tài khoản thẻ bất cứ lúc nào, tại bất kỳ chi nhánh nào của VPBank khi có nhu cầu. Chủ thẻ chính có thể yêu cầu phát hành đến 5 thẻ phụ. Ngân hàng ưu đãi miễn phí thường niên năm đầu tiên đối với thẻ phụ thứ nhất và thẻ phụ thứ hai tính từ ngày phát hành thẻ chính. Đặc biệt, Thẻ ghi nợ VPBank Platinum MasterCard là hạng thẻ ghi nợ cao cấp nhất thế giới của MasterCard nhằm hướng tới những doanh nhân thành đạt. Uy tín, sự sang trọng và thành đạt của chủ thẻ được công nhận trên toàn thế giới.
Với các tính năng vượt trội so với thẻ ghi nợ Autolink, thẻ ghi nợ Platium khá được ưu chuộng, song do yêu cầu số dư tối thiểu 20.000.000đ, với số tiền bị phong tỏa là 10.000.000đ nên sản phẩm thẻ này không thu hút được nhiều khách hàng. Vì chỉ có số ít khách hàng đáp ứng được yêu cầu mở thẻ ghi nợ Platium MasterCard, VPBank đã giới thiệu với khách hàng một sản phẩm thẻ có các tính năng tương tự thẻ Platium nhưng yêu cầu số dư tối thiểu chỉ là 100.000 VNĐ, đó là
sản phẩm thẻ ghi nợ MC2 MasterCard với thiết kế trẻ trung, sành điệu, thích hợp với giới trẻ năng động.
Bảng 2.3: Tình hình phát hành và huy động từ thẻ ghi nợ quốc tế từ năm 2009 - 2011
2010 567 4.421 10.572 12.870
■Thẻ Platinum ■Thẻ MC2 5000 4000 3000 2000 1000 0 2009 2010
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
MC2 321,1 479,4 638,1
Platium 194,9 237,5 295,4
59
Biểu đồ 2.3: Số dư huy động qua thẻ ghi nợ quốc tế từ 2009 - 2011
Qua bảng số liệu và hai biểu đồ về số lượng phát hành và số dư huy động được từ thẻ ghi nợ quốc tế từ năm 2009 đến năm 2011, ta có thể thấy: số lượng thẻ phát hành vẫn liên tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của thẻ MC2 cao hơn thẻ Platinum. Tính đến cuối năm 2009, số lượng thẻ Platinum phát hành được 457 thẻ, năm 2010 phát hành được 567 thẻ, tăng 24% so với năm 2009, đến năm 2011 số thẻ phát hành được là 682 thẻ, tăng 20,3% so với năm 2010. Số dư huy động được từ thẻ ghi nợ Platium đến hết năm 2009 là 5.356 tỷ đồng, năm 2010 là 10.572 tỷ đồng và năm 2010 huy động được 13.104 tỷ đồng, tăng 23,95%, mặc dù số dư huy động thẻ Platinum có tăng nhưng không đáng kể và số dư trung bình năm 2011 chỉ đạt 19,21 triệu đồng/thẻ, không đạt được số dư tối thiểu 20 triệu đồng/thẻ. Sở dĩ thẻ ghi nợ Platium có số lượng thẻ phát hành tăng chậm, đồng thời số dư huy động kém là do yêu cầu số dư tối thiểu là 20 triệu đồng, phong tỏa 10 triệu đồng, tự động thu phí 22.000đ/lần nếu trong tháng khách hàng có 1 lần để tài khoản thẻ dưới số dư tối thiểu. Chính điều kiện ngặt nghèo này đã cản trở việc gia tăng số lượng phát hành thẻ ghi nợ Platium, đồng thời khách hàng cũng chỉ để số tiền ít cho đủ số dư tối thiểu yêu cầu mà thôi. Mặc dù trong năm 2010 và 2011, VPBank đã áp dụng rất nhiều chương trình ưu đãi đối với hạng thẻ cao cấp Platinum như: “Khám phá thế
giới cùng VPBank MasterCard” với giải thưởng là các tour du lịch trong và ngoài
60
nước với tổng giá trị lên đến 300 triệu đồng, “Cơ hội du lịch Singapore” với 16 chuyến du lịch trị giá 340 triệu đồng, “Chương trình ưu đãi Golf” cho những khách hàng cao cấp... nhưng vẫn không thu hút được nhiều khách hàng.
Ngược lại với xu hướng chững lại của việc phát hành và huy động từ thẻ ghi nợ Platium, thẻ ghi nợ MC2 đã có những bước tăng trưởng đáng kể, vững chắc hơn. Năm 2009 số lượng thẻ phát hành được là 2.960 thẻ, số dư huy động được của năm 2010 là hơn 7 tỷ đồng. Trong năm 2010, với những tiện ích vượt trội, thẻ MC2 ngày càng được thị trường ưa chuộng và số lượng thẻ ghi nợ MC2 phát hành là 4.421 thẻ, tăng 49.36% so với năm 2009 và số dư huy động được từ thẻ ghi nợ MC2 hơn 12,870 tỷ đồng, tăng 82,45% so với năm 2009. Năm 2011, doanh số phát hành thẻ đạt 5.810 thẻ, tăng gần 31,42% so với năm 2010, đồng thời số dư huy động qua thẻ cũng tăng cao đạt mức 17,432 tỷ đồng, như vậy bình quân số dư đạt 3 triệu đồng/thẻ. Có được thành công này là nhờ VPBank đã tăng cường công tác tiếp thị, marketing, khuyến mại hấp dẫn (như: thẻ mua hàng giảm giá tại các trung tâm thương mại lớn, cơ hội du lịch thế giới.) cùng với các tiện ích của thẻ ghi nợ mang tính quốc tế đã đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng.
Sự phát triển trong dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ quốc tế của VPBank đã được thể hiện qua số lượng thẻ phát hành mới đều tăng qua các năm và số dư huy động qua tài khoản thẻ, song lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ dịch vụ phát hành thẻ lại được thể hiện ở tổng số phí thu được từ dịch vụ phát hành thẻ qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Phí nghiệp vụ phát hành thẻ ghi nợ quốc tế từ năm 2009-2011
Platium debit 33 9^ 36 4^ 49 1 107.389 135.853 251.56 2
(Nguồn: Báo cáo TTT NH Việt Nam Thịnh Vượng 2009- 2011)
Phí nghiệp vụ phát hành thẻ của VPBank chủ yếu thu được từ phí thường niên và phí phát hành lại thẻ, phí phát hành lại mã PIN và tăng dần theo các năm theo số lượng thẻ phát hành tăng. Trong khi đó, nghiệp vụ thanh toán thẻ ghi nợ quốc tế có số phí thu về không phải nhiều, do thẻ ghi nợ quốc tế ít được dùng khi khách hàng đi nước ngoài công tác, du lịch hay học tập và làm việc mà chủ yếu họ sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.
Bước sang năm 2011, nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, do đó nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng cao. Năm 2011, tổng số lượng giao dịch thanh toán hàng hóa bằng thẻ MC2 debit tăng 71,59% so với năm 2010 với số tiền giao dịch thanh toán hàng hóa qua thẻ tăng gần 119%, số lượng giao dịch của thẻ platinum debit năm 2011 tăng 34,89% so với năm 2010 với số tiền giao dịch thanh toán hàng hóa qua thẻ tăng 85,17% so với năm 2010.
Bảng 2.5: Số lượng giao dịch và giá trị giao dịch của thẻ ghi nợ quốc tế từ năm 2009-2011
(Nguồn: Báo cáo trung tâm thẻ NH Việt Nam Thịnh Vượng 2009- 2011)
2.2.5.3 Thực trạng nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Platimun và MC2
Thực hiện mục tiêu đưa thẻ trở thành sản phẩm cơ bản trong quá trình đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, cùng với việc mở rộng và phát triển dịch vụ ATM, VPBank tiếp tục tập trung triển khai thẻ tín dụng có thể sử dụng cả trong nuớc và nước ngoài. Sau giai đoạn phát hành thử nghiệm cho CBCNV tại Trụ sở