Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 116 - 118)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Hiện nay hành lang pháp lý cho lĩnh vực thẻ tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. NHNN cần tiếp tục nghiên cứu, cải thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, đảm bảo phù hợp với xu thế mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thẻ tham gia thị trường hoạt động dễ dàng, hiệu quả hơn. Trong đó chủ trọng ban hành các quy định về chi trả lương qua tài khoản ngân hàng, khuyến khích sử dụng thanh toán thẻ trong dân cư, quy định về độ tuổi, mức thu nhập tối thiểu; lãi suất trần tín dụng thẻ; tỷ lệ chiết khấu đại lý ...

- Cải thiện môi trường kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức sử dụng thẻ trong công chúng: Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức tuyên truyền, vận động một cách có hệ thống thông qua các cơ quan báo chí để mọi người dân hiểu và nắm được tính an toàn và tiện lợi trong việc sử dụng thẻ. Coi việc sử dụng thẻ là một phàn tất yếu

trong đời sống và văn hoá tiêu dùng hàng ngày. Khuyến khích người dân ở mọi tầng lớp sử dụng dịch vụ này, làm quen với tiện ích thanh toán các dịch vụ qua hệ thống ngân hàng. Bên cạnh việc giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc tôn trọng và bảo vệ các thiết bị kỹ thuật lắp đặt trên đường phố, nơi công cộng cũng thực sự cần thiết, đây là vấn đề tạo tính an toàn cho người sử dụng dịch vụ thẻ. Ngoài ra, duy trì một nền kinh tế - chính trị ổn định, với một chỉ số lạm phát hợp lý, khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp, tăng thu nhập của người lao động, công chức là những vấn đề Nhà nước nên làm để khuyến khích sự phát triển của thẻ thanh toán.

- Mở rộng và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng cho hoạt động phát hành thẻ. Rủi ro của hình thức thanh toán thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng có liên quan mật thiết

đến thông tin của chủ thẻ và các ĐVCNT. Hiện nay, Trung tâm Thông tin Tín dụng NHNN VN mới chủ yếu phục vụ cho các ngân hàng thương mại bằng các thông tin khách hàng là doanh nghiệp, giúp các ngân hàng đánh giá doanh nghiệp để quyết định

đầu tư mà chưa đề cập, bao quát đến số khách hàng là thể nhân. Do vậy, hệ thống thông tin tín dụng cần được tiếp tục bổ sung các thông tin về chủ thẻ tín dụng của các

NHTMVN vì thực chất mối quan hệ giữa chủ thẻ và NHPHT là tín dụng tuần hoàn. Các thông tin về chủ thẻ tín dụng sẽ giúp các ngân hàng quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ của mình.

Để triển khai được nội dung này, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với các NHPHT trong việc cung cấp cập nhật các thông tin về chủ thẻ, bổ sung vào hệ thống thông tin dùng chung cho các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên giới thiệu và giúp các ngân hàng th- ương mại thu thập các thông tin, tài liệu cơ bản và chuyên sâu về nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trong nước có điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong việc phát triển dịch vụ thẻ.

- Xây dựng cơ chế phối hợp trong phòng chống tội phạm thẻ. Gian lận trong lĩnh vực thẻ tỏ ra ngày càng tinh vi và có xu hướng phát triển rộng sang tất cả các nước, đặc biệt là trong điều kiện các nước có nhiều rủi ro, gian lận trong lĩnh vực

103

thẻ đã cơ bản hoàn thành kế hoạch chuyển đổi sang thẻ Chip, tội phạm thẻ vì vậy sẽ hướng sang các nước sử dụng thẻ từ trong đó có Việt Nam. Phải xác định phòng chống gian lận trong lĩnh vực thẻ không chỉ là trách nhiệm riêng của các chủ thể trực tiếp (chủ thẻ, ĐVCNT, ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, các tổ chức thẻ quốc tế) mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó có Chính phủ, các bộ ngành, các cơ quan, hiệp hội, trước hết là Ngân hàng Nhà nước và Bộ công an. Do đó, cần sớm xây dựng cơ chế phối hợp trong phòng chống tội phạm thẻ nhằm chủ động phòng chống một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w