Tình hình phát triển thẻ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.2 Tình hình phát triển thẻ ở Việt Nam

Hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển đồng đều về tất cả các mặt hoạt động: phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ và phát triển mạng lưới.

Theo số liệu do Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam công bố, tính đến tháng 12-2011, tổng số thẻ phát hành toàn hệ thống đạt khoảng 40 triệu, với doanh số các loại thẻ đạt khoảng 32 triệu USD.

Thẻ ngân hàng đến nay đã được biết đến như một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ việc thanh toán lương qua tài khoản, là cầu nối giữa khách hàng và dịch vụ ngân hàng, trở thành một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt tiện ích và quen thuộc

24

đối với một bộ phận người dân Việt Nam. Neu như năm 2006, toàn thị trường mới có gần năm triệu thẻ các loại thì đến cuối năm 2011, con số đó đã tăng gấp tám lần, đạt khoảng 40 triệu thẻ. Trong đó, gần 90% là thẻ ghi nợ nội địa với tư cách là một kênh huy động vốn hiệu quả của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn về huy động vốn như hiện nay. Hiện Việt Nam có gần 50 ngân hàng phát hành thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau. Như vậy, gần 50% số các ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam đều tham gia phát hành thẻ, thể hiện vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thẻ đối với mục tiêu chiến lược của ngành ngân hàng hiện nay. Cùng với đó, công tác phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ, tạo cơ sở kỹ thuật cho hoạt động thanh toán thẻ cũng được các ngân hàng tích cực đầu tư mở rộng. Đến nay, toàn thị trường đã có gần 13 nghìn máy ATM và gần 70 nghìn POS. Doanh số thanh toán thẻ của các ngân hàng không ngừng gia tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2011, doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại đơn vị chấp nhận thẻ đạt 1,5 tỷ USD, doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại ATM đạt 1,2 tỷ USD.

Đặc biệt với việc 3 liên minh thẻ Banknet, VNBC và Smartlink kết nối liên thông thành công với nhau, đề án xây Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất được đánh giá có được những bước tiến tích cực với việc kết nối hệ thống ATM, POS thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc.

Một kết quả khả quan khác là sau khi Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 05/2007-CT-NHNN ngày 11/10/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo Chỉ thị số 20/2007-CT-TTg ngày 24/08/2007 của Thủ tướng Chính Phủ (Chỉ thị 20); đồng thời phối hợp với các NHTM, các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, TP, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán... triển khai được nhiều nội dung công việc, việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo tinh thần Chỉ thị 20 đã hoàn thành giai đoạn 1, vượt mức về phạm vi địa bàn và lộ trình thực hiện, hiện tại đã triển khai đồng loạt tại 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2008, số đơn vị trả lương qua tài khoản đã

tăng hơn 4 lần, từ 5.181 lên 21.562 đơn vị, số người nhận lương qua tài khoản đã tăng 3,7 lần từ 298.920 lên đến 1.132.442 người. Cuối năm 2008, hầu hết các cơ quan ở Trung ương đã triển khai cho 100% cán bộ công chức ở trụ sở chính như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông Vân tải, Văn phòng Chủ tịch nước v.v...

Tuy nhiên, nhìn chung, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Chất lượng, tiện ích mới trong thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp) chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking,. mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thuộc ba liên minh thẻ ATM lớn đã cơ bản kết nối với nhau, vì thế trong thời gian tới, các ngân hàng này cũng sẽ triển khai kết nối hệ thống các điểm chấp nhận thẻ (POS), vừa giúp giảm chi phí lắp đặt hệ thống POS cho ngân hàng vừa giúp mở rộng hơn mạng lưới điểm chấp nhận thẻ.

Các ngân hàng của hệ thống liên minh thẻ VNBC gồm 10 thành viên: NH Đông Á (DongAbank), NH TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank), NH Phát triển nhà ĐBSCL (MHB), NH TMCP nhà Hà Nội (Habubank), NH TMCP Dầu khí toàn cầu (GPbank), NH United Overseas Bank (UOB) của Singapore - chi nhánh TP.HCM, NH Commonwealth Bank (CBA) của Úc, NH Đại Á (DaiAbank), PIBank (Campuchia).

Các ngân hàng trong liên minh thẻ Banknetvn bao gồm 15 thành viên: NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NH TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), NH TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), NH TM Á Châu (ACB), NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH Phát triển nhà ĐBSCL (MHB), NH TMCP An Bình (AnBinhbank), NH TMCP Đông Nam Á (SeABank), NH TMCP Đại

26

Dương (Oceanbank), NH TMCP nhà Hà Nội (Habubank), NH TMCP miền Tây (Westernbank), NH TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGbank), NH Liên doanh Việt Nga (VRB), NH TMCP Đại Tín (Trustbank).

Các ngân hàng trong liên minh Smartlink bao gồm 28 thành viên: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH TMCP Nam Việt (Navibank), NH TMCP Sài Gòn (SCB), NH TMCP Đông Nam Á (SeAbank), NH TMCP An Bình (AnBinhbank), NH TMCP Tiên Phong (TienPhongbank), NH TMCP Việt Á (VietAbank), NH TMCP Dầu khí toàn cầu (GPbank), NH TMCP Quân đội (Militarybank), NH TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), NH TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPbank), NH TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), NH liên doanh Shinhanvina, NH TMCP Indovina, NH TMCP Hàng hải (Maritimebank), NH TMCP Phương Nam (Sourthernbank), NH TM Á châu (ACB), NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), NH TMCP Bảo Việt (Baovietbank), NH TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDbank), NH TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), NH TMCP Bắc Á (NASbank), NH TMCP Phương Đông (OCB), NH Liên doanh VID Public, NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, NH TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), NH Ngoại thương Lào.

Các ngân hàng trong liên minh Banknetvn - Smartlink bao gồm 5 ngân hàng thành viên của Banknetvn và Smartlink là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Công thương Việt nam (Vietinbank) và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Mặc dù các ngân hàng đều ghi nhận sự gia tăng đáng kể về con số tăng trưởng doanh thu thanh toán thông qua thẻ, nhưng nhìn chung tỷ trọng số lượng thẻ thanh toán sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng trên tổng số thẻ của từng ngân hàng còn rất hạn chế. Song song với sự phát triển của thị trường thẻ, rủi ro trong thanh toán thẻ cũng phát sinh và các loại hình tội phạm mới trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM và POS cũng ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Theo Phó Vụ

trưởng Dương Hồng Phương, tỷ lệ giả mạo trong các giao dịch thanh toán thẻ tại Việt Nam có xu hướng tăng. Nhiều vụ kẻ gian đột nhập, phá buồng máy ATM lấy cắp tiền của các ngân hàng. Ý thức phòng, tránh giả mạo của người dân và các đơn vị chấp nhận thẻ còn thấp. Gian lận thanh toán thẻ quốc tế tại thị trường Việt Nam cũng tăng vọt trong năm 2011. Tổng giá trị giao dịch gian lận ước tính khoảng 1 triệu USD trong quý I-2011 và 1,5 triệu USD trong quý II-2011, gấp từ 3 đến 5 lần so cùng kỳ năm 2010. Loại hình gian lận do thẻ giả đang là vấn nạn cần phải được quan tâm giải quyết. Các vụ ăn cắp dữ liệu thẻ (ATM skimming) trong thời gian vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và chủ thẻ. Bọn tội phạm chủ yếu tiến công vào các máy ATM có tần suất giao dịch lớn bằng cách cài thiết bị ăn cắp thông tin trùm ra ngoài đầu đọc thẻ. Những thông tin lấy trộm được sẽ dùng để làm thẻ giả và rút tiền của chủ thẻ.

Tiềm năng của thị trường thanh toán qua thẻ là rất lớn và các ngân hàng đều ý thức được chuyện này nhưng để phát triển mạnh hơn nữa những kênh giao dịch này đòi hỏi phải có thời gian và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w