Các lý thuyết về tạoviệc làm khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 31 - 33)

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.4 Các lý thuyết về tạoviệc làm khu vực nông thôn

1.1.4.1 Lý thuyết John Maynard (Keynes,1936)

Tạo việc làm được thể hiện trong tác phẩm "Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" xuất bản năm 1936 của Keynes. Theo đó, việc làm được xem xét trong mối quan hệ sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm - việc làm, số việc làm có thể được tạo ra hay giảm đi theo biến động của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, khi sản lượng tăng, thu nhập tăng, đầu tư tăng thì việc làm được tạo ra nhiều hơn và ngược lại. Khi tổng thu nhập tăng, người dân có xu hướng tăng tiêu dùng, song tốc độ tăng của tiêu dùng lại chậm hơn so với tăng thu nhập và người dân có khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so với thu nhập dẫn đến một số hàng hóa và dịch vụ không có khả năng bán được dẫn đến thừa hàng hóa. Thừa hàng hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng tới sản xuất ở chu kỳ tiếp theo dẫn đến số lượng việc làm giảm và tăng thất nghiệp - ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm của nền kinh tế.

Ưu điểm của lý thuyết về việc làm của Keynes (1936) được xây dựng dựa trên các giả định đúng với các nước phát triển, tuy nhiên nhược điểm là các giả thuyết đó không hoàn toàn phù hợp với các nước đang phát triển. Nhược điểm trên là do hầu hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để gia tăng sản lượng, tạo việc làm không phải do tổng cầu không đủ cao, khác với các nước đang phát triển khi tổng cầu tăng sẽ kéo theo tăng giá cả, dẫn đến lạm phát. Do vậy, biện pháp tăng tổng cầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ. Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vực thành thị và một số trung tâm công nghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng. Điều này có thể làm suy giảm việc làm và sản lượng quốc dân của quốc gia.

1.1.4.2 Thất nghiệp, việc làm ở các nước đang phát triển theo quan điểm của Nafziger

Vấn đề tạo việc làm là mối quan tâm lớn ở các nước kém phát triển. Phát triển sản xuất, giải quyết tiền lương xứng đáng cho người lao động là biện pháp quan trọng và cơ bản để giảm nghèo đói và bất bình đẳng ở các nước kém phát triển. Ở các nước kém phát triển có tình trạng thất nghiệp cao do trình độ sử dụng lao động thấp, những người thất nghiệp chủ yếu là lao động thanh niên ở khu vực thành thị, đặc biệt ở nhóm có trình độ là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định chính trị, xã hội. Cùng quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá xuất hiện sự di chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn vào khu vực đô thị, công nghiệp do những khu vực này tạo ra nhiều việc làm. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh, không có lộ trình hợp lý sẽ có tác động ngược lại (Wayne,1998).

Wayne và Nafziger (1998) giành nhiều tâm huyết để chỉ ra nguyên nhân và các chính sách khắc phục thất nghiệp ở các nước kém phát triển:

- Về nguyên nhân thất nghiệp. Ông quan tâm đến các nguyên nhân đặc biệt như: Sự không phù hợp về công nghệ; giá các yếu tố sản xuất bị méo mó, tình trạng thất nghiệp trong những người được đào tạo,...

- Về các chính sách giảm thất nghiệp ông quan tâm đến chính sách về dân số, chính sách hạn chế di cư từ nông thôn ra thành thị (chính sách phát triển kinh tế nông thôn);

chính sách lựa chọn công nghệ thích hợp (công nghệ phù hợp vừa tiết kiệm vốn và thu hút được nhiều lao động - tạo nhiều việc làm). Chính sách làm giảm thiểu sự méo mó của giá cả yếu tố sản xuất (khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nh , tăng cường hiệu quả sử dụng vốn; chính sách tăng giá hối đoái, ); chính sách giáo dục; chính sách theo hướng tăng trưởng;

1.1.4.3 Mô hình HarryT.Oshima (dẫn theo Nguyễn Thị Đông, 2008)

Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm nhiều trong lý thuyết của Oshima. Dựa trên điểm khác biệt giữa sản xuất nông nghiệp ở các nước Châu Á và Châu Âu, Oshima đã đưa ra mô hình phát triển hai khu vực ở các nước Châu Á. Khác với Arthus và một số nhà kinh tế học phát triển khác, Oshima cho rằng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước châu Á thì không phải lúc nào cũng có tình trạng dư thừa lao động nông thôn. Ông đưa ra lý do là nền nông nghiệp ở các nước châu Á có tính thời vụ rất cao và sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào vụ thu hoạch, sẽ không có sự dư thừa lao động và có thể còn bị thiếu lao động. Oshima cho rằng tình trạng dư thừa lao động chỉ diễn ra vào lúc nông nhàn. Do vậy, nếu áp dụng như mô hình chuyển dịch của Lewis- Fei-Renis sẽ không thích hợp ở các nước châu Á.Tóm lại, trong mô hình phát triển của Oshima, tạo việc làm là tiền đề cho sự tăng trưởng (dẫn theo Nguyễn Thị Đông, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 31 - 33)