Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế trong tạoviệc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 93 - 96)

nhiều yếu tố khác như: mức thu nhập nhận được, đặc tính của hộ gia đình, đặc tính nhân khẩu học, Người lao động chấp nhận làm một công việc nào đó hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là mức thu nhập mà một người muốn đi làm hay là một mức thu nhập tối thiểu để người đó chấp nhận hy sinh thời gian nghỉ ngơi, học tập, làm nội trợ, chăm sóc con cái,... để đi làm. Như vậy, việc làm được tạo ra phải đảm bảo một mức thu nhập hợp lý cho người lao động. Tiếp đến, tạo việc làm còn phụ thuộc vào các đặc tính nhân khẩu học như: tuổi, giới tính của người lao động. Không thể phủ nhận việc tạo việc làm đối với các đối tượng trẻ và đối tượng trung niên có sự khác biệt. Tạo việc làm còn chịu ảnh hưởng từ các đặc tính của hộ gia đình như: qui mô, cơ cấu gia đình, tình trạng hôn nhân, số con,...

2.6 Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế trong tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên thôn Thái Nguyên

Kết quả khảo sát và tham vấn ý kiến người dân và cán bộ địa phương cho thấy các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động nông thôn không tạo được việc làm bao gồm:

Thứ nhất, địa bàn nghiên cứu có dân số và lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nh bé, nguồn thu ngân sách còn hạn h p, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm;

Thứ hai, mâu thuẫn giữa cung - cầu lao động gay gắt, trong khi hàng chục ngàn lao động không tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu lao động kỹ thuật cao phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh;

Thứ ba, chính quyền địa phương chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để khai thác triệt để các nguồn lực s n có để thúc đẩy kinh tế phát triển;

Thứ tư, động cơ và thái độ của người lao động về việc làm chưa đúng đắn, có tư tưởng trông chờ vào nhà nước, không chủ động tìm việc làm ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước;

Qua tham vấn người dân cho thấy, tư tưởng ỷ lại vào nhà nước và các tổ chức đoàn thể trong giải quyết việc làm của người dân bị thu hồi đất còn cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề còn thấp cùng với việc ỷ lại của họ đã làm cho nhiều chương trình, dự án tạo việc làm cho số lao động này chưa phát huy được hiệu quả. Tâm lý ỷ lại vào sự h trợ của nhà nước đã làm giảm đi tính tích cực, chủ động của người lao động trong chuyên đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới. Khi người dân không tích cực học nghề mới để chuyên đổi nghề nghiệp thì khó mà tìm kiếm được việc làm mới trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Thêm vào đó, tâm lý muốn làm việc nh , ngại đi xa làm cho họ không chấp nhận làm lao động phổ thông, nặng nhọc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây chính là khó khăn lớn, đặt ra cho các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố trong giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa. Việc này đòi h i các cấp chính quyền không chỉ giải quyết bằng biện pháp kinh tế, hành chính mà còn có cả biện pháp tư tưởng thông qua tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục.

Thứ năm, quản lý nhà nước về lao động và tạo việc làm cho lao động nông thôn còn nhiều yếu kém, cơ chế phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, còn nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trong triển khai giám sát... nên hiệu quả giải quyết tạo việc làm cho lao động nông thôn thấp.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã nghiên cứu thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa. Những vấn đề được nghiên cứu như: lực lượng lao động, lao động có việc làm, các chỉ tiêu liên quan đã cho thấy khái quát về tình hình lao động nông thôn và thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên. Bên cạnh đó, chương này đã đề cập đến thực trạng tạo việc làm của Thái Nguyên trong những năm vừa qua từ khía cạnh các chính sách giải pháp tạo việc làm Thái Nguyên đã thực hiện, khẳng định các chính sách tạo việc làm ở cấp Trung ương và địa phương có vai trò quan trọng trong thúc đấy tạo việc làm cho người lao động. Đặc biệt, chương 2 đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn,

công tác tạo việc làm cho lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng và những kết quả đạt được của Thái Nguyên. Nghiên cứu thực địa, qua số liệu khảo sát của luận văn có thể thấy chưa có một chính sách riêng, đặc thù đối với nhóm lao động chịu tác động của đô thị hóa– nhóm lao động mất đất. Bên cạnh đó, các giải pháp tạo việc làm đã mang lại kết quả nhất định, tuy nhiên chưa phát huy được hết vai trò của các chính sách. Nếu như các giải pháp tạo việc làm được áp dụng triệt để hơn nữa, người dân được h trợ tiếp cận nhiều hơn sẽ mang lại kết quả cao hơn.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÁI NGUYÊNTRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 93 - 96)