Phát triển và đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 118)

Chủ thể đề xuất giải pháp

Các cơ quan đoàn thể, ban ngành các cấp ở các huyện khu vực nông thôn, đặc biệt các cơ quan có vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương khu vực nông thôn như Phòng công thương các địa phương nông thôn cần chủ động thống kê, kiểm soát, xử lý tình hình lao động việc làm tại địa phương.

a. Phát triển kinh tế hộ gia đình trong từng ngành kinh tế trên địa bàn

Phát triển kinh tế hộ lâu dài và ngày càng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tạo ra với một số biện pháp sau: (1) Có chính sách thích hợp h trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa theo đặc thù sản xuất của từng vùng, đó là các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, khoa học và công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm; (2) Cần mở rộng tuyên truyền những mô hình kinh tế hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, thu nhập cao phù hợp với điều kiện của từng vùng để nhân rộng mô hình.

b. Phát triển kinh tế hợp tác trong nông thôn

Phát triển kinh tế hợp tác theo các hướng sau: (1) Cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, phi nông nghiệp hiện có; Phát triển các hình thức hợp tác đa dạng trong các lĩnh vực chăn nuôi, chế biến sau thu hoạch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sinh vật cảnh... ở những nơi có nhu cầu và điều kiện; (2) Tập trung chỉ đạo để kiện toàn lại các hợp tác xã đã được chuyển đổi và xây dựng mới; Tổng kết những mô hình tốt để rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời

tập trung h trợ các hợp tác xã còn gặp khó khăn để tạo sự chuyển biến đồng đều; (3) Xây dựng một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp kiểu mới hay chuyển đổi theo quy định của Luật Hợp tác xã để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng; Ưu tiên hợp tác xã triển khai thực hiện các mô hình thâm canh, trình diễn, chuyển đổi, chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

c. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để nhanh chóng phát triển mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nh ở nông thôn cần phải: (1) Tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mặt thủ tục để cơ sở sản xuất đăng ký thành lập doanh nghiệp được dễ dàng; (2) Có chính sách h trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản về mặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào. Các doanh nghiệp này sẽ là cơ sở để giải quyết lao động nông nhàn và khởi đầu cho việc phát triển hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn.

3.5. Chủ thể đề xuất giải pháp

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách chỉ tiêu tạo việc làm cho lao động nông thôn. Nắm được quy mô, cơ cấu lao động khu vực nông thôn của Thái Nguyên. Thu thập số liệu về tình trạng việc làm của lao động nông thôn, đặc biệt là các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Nguyên đóng vai trò tham mưu kịp thời cho lãnh đạo thành phố trong việc ban hành và triển khai các chính sách h trợ tạo việc làm cho người lao động.

- Ủy ban Nhân dân các huyện/thị xã hằng năm chỉ đạo các cấp xã/phường/thị trấn khảo sát đối tượng lao động thuộc diện thu hồi đất về nhu cầu học nghề và h trợ vốn, báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh để lên kế hoạch đào tạo và h trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

- Các cơ sở đào tạo nghề, cập nhật và có những điều chỉnh về ngành nghề đào tạo, có những ưu tiên đối với lao động trên địa bàn thành phố, đặc biệt là lao động nông thôn, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Các cơ sở đào tạo nghề phối hợp với các doanh nghiệp, tạo sự liên kết trong đào tạo và sử dụng lao động. Tạo cơ chế

liên kết giữa doanh nghiệp và các trường nghề trên địa bàn để có kế hoạch đào tạo và dạy nghề trong từng năm, từng giai đoạn đào tạo những ngành nghề để khai thác những thế mạnh của thành phố.

- Các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng lao động dài hạn, có đề xuất với chính quyền thành phố tạo những điều kiện nhất định để phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên, có vai trò và thực hiện đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động cho người dân, đặc biệt đối với đối tượng lao động nông thôn trên địa bàn thành phố. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động đến những huyện xa trung tâm thành phố, h trợ tối đa trong kết nối cung cầu lao động của địa phương.

Kết luận chương 3

Nội dung chính của chương 3 tập trung đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa và các kiến nghị thực hiện đối với các cấp. Các giải pháp đưa ra gồm: Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã hội, Phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thông đến các thị trường có mức lương bình quân cao và ổn định; Giải pháp tạo việc làm từ phát triển doanh nghiệp nh và vừa nông thôn; Tăng cường thông tin thị trường lao động và tuyên truyền chính sách việc làm. Cung cấp số liệu về thực trạng, tình hình lao động việc làm của người lao động nông thôn một cách kịp thời để nắm được nhu cầu của người lao động nông thôn; Bản thân người lao động nông thôn phải chú trọng phát triển: chuyên môn, tay nghề, trình độ nhận thức luật pháp, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, vi tính, Đồng thời, chủ động chọn nghề, chọn khóa học phù hợp để học. Đối với những nhóm lao động đã có kỹ năng, trình độ cần khuyến khích phát huy khả năng tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên. Trong bối cảnh Thái Nguyên đang có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh, nếu số lượng việc làm không được tạo ra đầy đủ, chất lượng việc làm không cao sẽ kéo theo các hệ lụy về xã hội như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, nghèo đói,... Các chính sách tạo việc làm đã được triển khai nhiều trong những năm vừa qua, song hiệu quả đem lại vẫn còn hạn chế. Do vậy, tạo việc làm cho lao động nông thôn luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu và là nhiệm vụ cấp bách đặc biệt, cần xác định rõ những yếu tố tác động đến tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn.

Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về việc làm, tạo việc làm cũng như sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa. Phân tích thực trạng lao động việc làm, tình hình tạo việc làm cho người lao động nông thôn Thái Nguyên. Phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của nông thôn Thái Nguyên ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm, những yếu tố tác động đến việc làm bao gồm: Hệ thống chính sách việc làm; Mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp khu vực nông thôn; Mức độ phát triển các ngành ở khu vực nông thôn; Công tác dạy nghề, nâng cao trình độ của lao động; Hoạt động của thị trường lao động; Mức độ mở rộng xuất khẩu lao động; Yếu tố từ bản thân người lao động và các yếu tố khác. Một số kết quả tạo việc làm như: h trợ đưa hàng nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Quỹ QGVVL giải quyết cho hàng trăm nghìn lao động có việc làm; Tạo việc làm thông qua đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã triển khai dạy nghề được trên 1 nghìn lớp và hàng chục nghìn người, có trên 70% lao động nông thôn làm đúng với nghề được đào tạo, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt trên 80%. Sau khi học nghề, có nhiều lao động có việc làm thông qua thành lập được tổ hợp tác, doanh nghiệp, trên 50% số lao động học nghề tự tạo việc làm, trên 20% số lao động học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng; Tạo việc làm thông qua h trợ các doanh nghiệp phát triển sản

xuất, tạo ch làm việc mới thu hút hàng trăm nghìn lao động.

Luận văn phân tích tác động của một số yếu tố đến tạo việc làm và khả năng chuyển đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa, chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ giáo dục của người lao động đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn. Các chương trình tạo việc làm đã giúp người lao động có được việc làm phi nông nghiệp và phát triển số doanh nghiệp trên địa bàn khu vực nông thôn đóng vài trò quan trọng tạo ra việc làm mới cho khu vực này. Đầu tư, tăng trưởng luôn mang lại công ăn việc làm cho người dân, là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với vấn đề tạo và giải quyết việc làm, đây cũng sẽ là thách thức khi mà số lao động có trình độ CMKT còn rất thấp ở khu vực nông thôn; Quá trình đô thị hóa, hình thành các khu công nghiệp mở ra cơ hội việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Nhưng đây chính là những thách thức đối với lực lượng lao động ở nông thôn vừa thiếu về kinh nghiệm vàs hạn chế về trình độ trướcs những đòi h i yêu cầu của công việc mới.

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa, bao gồm: Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế-xã hội, Phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thông đến các thị trường có mức lương bình quân cao và ổn định; Giải pháp tạo việc làm từ phát triển doanh nghiệp nh và vừa nông thôn; Tăng cường thông tin thị trường lao động và tuyên truyền chính sách việc làm, theo đó hoàn thiện hệ thống giao dịch chính thức trên thị trường lao động; Nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch việc làm Thành phố; Thiết lập hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động thống nhất từ Thành phố đến quận, huyện, xã, phường;... tạo điều kiện mở rộng thông tin kết nối việc làm..

2 Kiến nghị

a) Kiến nghị với nhà nước

Ở cấp độ vĩ mô, với vai trò quản lý, xây dựng và ban hành các chính sách pháp luật, các Bộ, ngành như: Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐTBXH), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp, cần phối hợp để có những chính sách h trợ, phát triển nguồn nhân lực khu vực nông thôn, qua đó tạo nhiều cơ hội cho người lao động nông thôn tạo việc làm. Một số nội dung cụ thể, Chính phủ có thể thực

hiện như:

Chính phủ cần giao cho BộLĐTBXH khảo sát nhu cầu và đánh giá thách thức mà người lao động nông thôn sẽ phải đối mặt để xây dựng kế hoạch tạo việc làm. Qua đó, h trợ đúng và trúng cho người lao động nông thôn, hơn nữa những thông tin sẽ là cơ sở để xây dựng, ban hành các chính sách và kế hoạch tạo việc làm cho Quốc gia.

Lồng ghép chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn với chính sách phát triển của các ngành/lĩnh vực.

Cần thường xuyên nghiên cứu phân tích đánh giá sâu về hiệu quả các chính sách việc làm đối với đối tượng lao động nông thôn để qua đó rút kinh nghiệm và hoàn thiện chính sách.

b) Kiến nghị với chính quyền tỉnh Thái Nguyên

Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục giao nhiệm vụ cho Sở LĐTBXH Thái Nguyên, chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và có những chương trình riêng biệt h trợ đối với đối tượng lao động nông thôn. Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tuyên truyền và phổ biến kiến thức hướng nghiệp cho các đối tượng là học sinh ngay từ trong nhà trường và lập những đề xuất để phát triển hơn nữa các cơ sở dạy nghề cho người lao động, trong đó đặc biệt có chú ý đối tượng là người lao động nông thôn.

c) Kiến nghị với các cấp địa phương

Cần quán triệt các nội dung trong các chính sách tạo việc làm từ cấp Trung ương và cấp thành phố ban hành. Cung cấp số liệu về thực trạng, tình hình lao động việc làm của người lao động nông thôn một cách kịp thời để nắm được nhu cầu của người lao động nông thôn; Tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá số lượng và chất lượng lao động, xác định đối tượng không có việc làm, thiếu việc làm, đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất,... Xác định nguyên nhân cụ thể dẫn tới không có việc làm, thiếu việc làm và lập danh sách những người cần giải quyết việc làm.

Nghiên cứu để ra những giải pháp để pháp huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm.

Tăng cường sự hợp tác, tìm kiếm đối tác là những doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động về hoạt động tại địa phương. Kiến nghị với cấp trên đẩy mạnh hoạt động trao đổi lao động, tạo mối quan hệ hợp tác về lao động với các nước, tổ chức, doanh nghiệp cần sử dụng lao động ở nước ngoài. Hướng vào các thị trường xuất khẩu truyền thống như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc

H trợ người lao động trước và sau khi xuất khẩu lao động trở về sử dụng đồng vốn, nhân lực sao cho có hiệu quả. Đặc biệt là đối với người lao động gặp rủi ro trong xuất khẩu lao động.

d) Kiến nghị với người lao động

Bản thân người lao động nông thôn nói chung phải chú trọng phát triển: chuyên môn, tay nghề, trình độ nhận thức luật pháp, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, vi tính, Đồng thời, chủ động chọn nghề, chọn khóa học phù hợp để học. Đối với những nhóm lao động đã có kỹ năng, trình độ cần khuyến khích phát huy khả năng tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm.

Đối với nhóm lao động trẻ, cần tích cực tham gia đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ, có thể tìm kiếm được việc làm và tự tạo việc làm. Khuyến khíchcác lựa chọn thuộc các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại dịch vụ. Nâng cao nhận thức giáo dục, tư tưởng về học nghề và việc làm, tránh những vấn đề gặp phải là những người có thu nhập lớn từ bán đất, từ đền bù giải phóng mặt bằng làm nảy sinh tư tưởng ngại học, ngại làm lâu dài dẫn đến các tệ nạn xã hội.

Đối với nhóm lao động trưởng thành, cần chủ động trong việc tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp (lao động mất đất), tham gia các khóa học do địa phương tổ chức. Đặc biệt, những lao động thuộc khu vực làm nghề thủ công truyền thống, cần xem xét làm thủ tục để được h trợ tín dụng, vay vốn sản xuất để tự tạo việc làm thông qua phát triển kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho chính bản thân và tạo nhiều việc làm cho địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Quỳnh Anh .Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mất việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội, 363 (9):17-20. (2009).

[2] Nguyễn Thế Bá ,Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội, tr.150-202. (2004).

[3] Ban chấp hành Trung Ương ,Báo cáo chính trị tại Đại hội IX, Hà Nội. (2006).

[4] Bộ Xây dựng. Thông tư 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/03/2002 của Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 118)