Xâydựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp thực tiễn địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 107 - 111)

3.3 Một số giải pháp tạoviệc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong

3.3.3Xâydựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp thực tiễn địa

Cơ sở đề xuất giải pháp

Theo đánh giá tại chương 2, chính quyền địa phương chưa xây dựng được chiến

lược phát triển kinh tế phù hợp để khai thác triệt để các nguồn lực s n có để thúc đẩy kinh tế phát triển

Chủ thể đề xuất giải pháp

cơ quan có vai trò chỉ đạo định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương như: Hội đồng nhân dân huyện, Phòng tài chính kế hoạch, phòng công thương. Cụ thể như: Phòng tài chính, kế hoạch, chủ động đề xuất xây dựng kế hoạch đánh giá thực trạng các thế mạnh của địa phương để đầu tư phát triển kinh tế, các ngành nghề có trọng điểm như đối với huyện Định Hóa, trọng tâm phát triển du lịch về nguồn và đặc sản nông nghiệp là gạo, với huyện đại từ trọng tâm về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Núi Cốc, sản phẩm chè

Nội dung giải pháp

Tạo việc làm thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung, đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa. Ðào tạo cho nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, hiện đại, mang lại thu nhập cao từ nông nghiệp. Đào tạo cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp khá trở thành nông dân chuyên nghiệp, có trình độ, học thức, kĩ năng tốt trong sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy hình thành những cộng đồng nông dân chuyên nghiệp mới có tổ chức. Giúp nông dân tổ chức lại trong các cộng đồng, đoàn thể nông dân để thực sự làm chủ cuộc sống của mình, trở thành chủ thể của phát triển nông thôn.

Tạo việc làm thông qua phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp, tăng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ; khu vực nông thôn Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đây là nhân tố quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và năng lực cạnh tranh của kinh tế Hà Nội. Phát triển công nghiệp chế biến, gắn vùng cung cấp nguyên liệu với cơ sở chế biến, gắn sản xuất với thị trường.

Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp chính như cơ khí điện tử, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, dệt may, da giày, hóa chất, điện nước nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT và CCLĐ của nông thôn

Thái Nguyên theo hướng CNH,HĐH;

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp với quy hoạch, lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường. Nâng cao sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu then chốt đẩy mạnh CNH, HĐH đồng thời cũng là khâu tạo mở nhiều việc làm, nhất là việc làm cho lao động phổ thông. Dự kiến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nay đến 2015 sẽ thu hút khoảng 50 - 60 nghìn lao động trong đó trọng điểm là phát triển giao thông nông thôn. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, đầu tư củng cố, nâng cấp và phát triển có trọng điểm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông - vận tải. H trợ, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề để các đơn vị sản xuất có điều kiện mở rộng sản xuất, và tạo điều kiện cho các cơ sở mới hình thành. Cần có các chương trình mở rộng và phát triển các làng nghề, phố nghề, các doanh nghiệp vừa và nh , tạo việc làm mới và việc làm thêm cho người lao động được rút ra kh i khu vực nông nghiệp. Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời, với đặc trưng của vùng đất trăm nghề, nếu biết phát huy để trở thành hàng hóa thì không chỉ giải quyết việc làm mà quan trọng hơn là bảo vệ văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những cơ sở sản xuất làng nghề, các “đặc sản” của các huyện đã gặp không ít khó khăn về khâu tiêu thụ sản phẩm, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn. Do vậy, muốn làm tốt việc này, thành phố cần khảo sát đánh giá từng sản phẩm, giúp đỡ về mặt thị trường đầu ra cho sản phẩm, h trợ vốn để cải tiến quy trình sản xuất, h trợ trong việc nắm bắt thông tin về thị trường đầu ra và thị trường đầu vào; quản lý thị trường Khôi phục trong điều kiện đã mất là việc làm hết sức khó khăn, đòi h i phải có định hướng và kiên trì mới khôi phục và phát triển được. Khuyến khích và h trợ đào tạo nghề truyền thống, đặc biệt là có chính sách đãi ngộ th a đáng với các nghệ nhân. Qua khảo sát ở một số làng nghề của nông thôn Thái Nguyên thì chỉ có 21% lao động qua đào tạo nghề, còn lại là lao động chưa qua đào tạo bồi dưỡng có hệ thống. Trong số 21% lao động qua đào tạo nghề thì phần lớn chỉ là kèm cặp, truyền nghề trực tiếp chứ không được đào tạo có hệ thống bài bản. Vì thế, Thái Nguyên đã có những biện pháp h trợ trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, thu hút nghệ nhân vào công tác giảng dạy và truyền nghề cho thanh niên trong làng nghề.

Làng nghề đã góp phần không nh trong tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Cần ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống của Thái Nguyên như: Làng nghề bánh trưng bờ Đậu (huyện Phú Lương); Làng nghề g (huyện Phú Bình);... Ưu điểm của các ngành nghề truyền thống là giải quyết và khai thác tốt lao động tại ch , sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường do đã khẳng định được thương hiệu.

Tạo việc làm thông qua thu hút đầu tư và phát triển các ngành dịch vụ

Kết quả phân tích định lượng cho thấy trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế hiện nay, đầu tư có vai trò tích cực trong tạo việc làm, các địa phương trong cả nước đều có xu hướng mở rộng thu hút đầu tư với các ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội. Thái Nguyên không nằm ngoài xu thế đó và phải cạnh tranh với các địa phương khác. Theo một khảo sát (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014) về môi trường đầu tư vừa được Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới công bố gần đây thì Thái Nguyên là một trong những địa phương có môi trường đầu tư kém thân thiện nhất.

Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình du lịch, kết nối các hành trình du lịch trong nước với du lịch của nông thôn Thái Nguyên. Tiếp tục xây dựng các khu du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nâng cấp trùng tu, tôn tạo những khu di tích, phát triển các khu vui chơi giải trí. Nông thôn Thái Nguyên hiện nay có một lợi thế rất lớn về du lịch với các khu du lịch nổi tiếng như hang Phượng Hoàng, hồ Vai Miếu . Tiếp tục thu hút các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng các dịch vụ du lịch mới chất lượng cao, theo tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh công tác marketing, xúc tiến và hợp tác du lịch.

Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng như: Du lịch, bảo hiểm, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ mới như: tài chính, kiểm toán, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật. Phát triển các dịch vụ sản xuất nông nghiệp; cung ứng máy móc thiết bị, vật tư cho các ngành sản xuất; dịch vụ khoa học công nghệ, khuyến khích đấu thầu một số dịch vụ công ích.

Doanh nghiệp nh và vừa nông thôn có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tạo số lượng lớn việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Để tạo được nhiều việc làm từ doanh nghiệp nh và vừa nông thôn cần thiết phải thực hiện các biện pháp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nh và vừa nông thôn, bao gồm:

- Thúc đẩy cải cách hành chính ở nông thôn, tạo điều kiện áp dụng hiệu quả luật doanh nghiệp vào cuộc sống, đảm bảo thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp dễ dàng không rắc rối, phiền hà, để tác động vào sự phát triển số lượng doanh nghiệp, tạo mở việc làm cho lao động nông thôn.

- Cần có các chương trình h trợ doanh nghiệp nh và vừa từ phía địa phương để tạo vốn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông thôn. Đồng thời, phát triển hệ thống tín dụng nông thôn, hoạt động lành mạnh, sôi nổi theo cơ chế thương mại, tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn thuận lợi với nhiều quy mô và tại bất cứ thời điểm nào vì thiếu vốn là khó khăn chung của các doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh nghiệp nh và vừa nông thôn càng khó khăn hơn, do hoạt động hiệu quả thấp, độ tin cậy về khả năng trả nợ đối với hệ thống ngân hàng, tín dụng chưa cao,..

- Tích cực h trợ doanh nghiệp nh và vừa nông thôn nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, nhằm nâng cao khả năng tạo ra các sản phẩm độc đáo, chứa đựng bản sắc truyền thống và hiện đại, chất lượng cao, có giá trị đối với thị trường trong và ngoài nước.

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nh và vừa nông thôn hoạt động trong các ngành nghề thu hút nhiều lao động, sản xuất - kinh doanh sản phẩm có giá trị cao đối với thị trường trong nước và xuất khẩu, đảm bảo được môi trường sinh thái. Xây dựng các cụm công nghiệp nông thôn nhằm tăng cường khả năng chuyển giao công nghệ, khuyến khích các nhà đầu tư tạo mở doanh nghiệp, liên doanh, liên kết và xử lý hiệu quả chất thải, nước thải, khắc phục tình trạng phát triển tự phát.

- Phát huy công cụ thuế trong khích lệ phát triển doanh nghiệp nh và vừa nông thôn, tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, đặc biệt là chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 107 - 111)