Nội dung tạoviệc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 33 - 37)

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.5 Nội dung tạoviệc làm cho lao động nông thôn

1.1.5.1 Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội

Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước nói chung qua đó tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nội dung các chương trình được xây dựng gắn với nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương trong từng thời kỳ. Một số chương trình cụ thể như:

Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Các chương trình này tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất lao động, tạo nhiều việc làm. Đồng thời, đầu tư phát triển nông - lâm - thủy sản: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản, mở

rộng diện tích nuôi trồng, Ngoài ra, tăng đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn để tạo điều kiện phát triển việc làm (Trần Thị Thu, 2003).

Các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ: Các chương trình này có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và mở rộng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ. Các chương trình này tập trung chủ yếu vào phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, thu hút hàng triệu lao động làm việc trong khu vực này. Hơn nữa, chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa các ngành có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu: như chế biến nông – lâm - thủy sản, may mặc, điện tử, một số sản phẩm cơ khí, qua đó giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn (Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997).

Chương trình Mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm: Từ năm 2000, Chính phủ phê duyệt danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 và phân công cơ quan quản lý, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu trong đó có mục tiêu phấn đầu giải quyết việc làm cho khoảng 1,4-1,5 triệu lao động; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005. Đến năm 2007, Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010”, đây là căn cứ pháp lý để thực hiện mục tiêu chung về bảo đảm việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5% vào năm 2010. Mục tiêu của chương trình là đến năm 2010 sẽ tạo việc làm cho từ 2 đến 2,2 triệu người lao động, trong đó 1,7 -1,8 triệu việc làm trong nước và từ 40 -50 vạn lao động làm việc ở nước ngoài. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1201/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015, với 6 dự án thành phần, nhằm nâng cao khả năng tạo việc làm cho nền kinh tế và đào tạo nghề cho người lao động,

Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Các chương trình này hướng vào các hộ gia đình là một hướng tạo việc làm, có tính xã hội rộng rãi. Trong chương trình, h trợ vốn còn đi kèm với đào tạo tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm ngư nghiệp. Một số hệ thống tín dụng có vai trò quan trọng đối với tạo việc làm như: Tín dụng nông thôn, tín dụng từ chương trình xóa đói giảm nghèo, tín dụng từ quỹ quốc gia giải

quyết việc làm, Đặc biệt, với đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai rộng khắp - một bộ phận lớn lao động nông thôn được đào tạo theo những lớp học nghề để chuyển đổi kỹ năng, công việc (Thủ tướng Chính phủ, 2009).

1.1.5.2 Tạo việc làm thông qua việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cùng với việc phát triển các thành phần kinh tế hiện nay, doanh nghiệp nh và vừa có tiềm năng phát triển to lớn, đóng vai trò quan trọng, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Các doanh nghiệp nh linh hoạt dễ thích ứng với biến động của thị trường, phù hợp với khả năng huy động vốn. Quy mô lao động của loại hình này nh , nhưng bù lại số lượng doanh nghiệp lại nhiều nên có khả năng tạo được nhiều việc làm. Những năm gần đây, doanh nghiệp nh và vừa không chỉ góp phần vào phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ mà còn góp một phần không nh vào giải quyết việc làm - tạo việc làm cho người lao động, giảm sức ép về lao động, việc làm và các vấn đề xã hội khác. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định số lượng lao động trung bình của doanh nghiệp hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nh , từ 10 đến dưới 200 người được coi là doanh nghiệp nh và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là doanh nghiệp vừa. Các doanh nghiệp nh và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp (trên 90%). Vì vậy, các doanh nghiệp nh và vừa có đóng góp lớn cho tổng sản lượng, cũng như tạo việc làm cho nền kinh tế. Chủ trương phát triển doanh nghiệp nh và vừa là phương thức hiệu quả nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.

1.1.5.3 Tạo việc làm thông qua vốn đầu tư nước ngoài

Tạo việc làm trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khu vực vốn đầu tư nước ngoài là một trong những khu vực thu hút nhiều lao động nhất so với các khu vực kinh tế khác. Các ngành sản xuất trong khu vực này chủ yếu là ngành sản xuất kinh doanh, hướng vào xuất khẩu như: dệt, may mặc, da giày, chế biến hải sản, chế tạo và lắp ráp ô tô và xe máy, điện tử Xu hướng các nước và các vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp và nước ta tác động lớn đến tạo việc làm là: Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Anh, Thái Lan, Trung Quốc

Tạo việc làm từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức: Nguồn vốn ODA được đầu tư và tạo mở nhiều việc làm trong nhiều lĩnh vực như: phát triển hạ tầng cơ sở, giáo

dục và đào tạo y tế, kinh tế hộ gia đình cả ở nông thôn và thành thị. Các nhà tài trợ có cung cấp ODA cho nước ta có tác động lớn nhất đến tạo việc làm như: Ngân hàng thế giới (WB), Nhật Bản, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Pháp, các tổ chức của Liên Hợp Quốc,

1.1.5.4 Tạo việc làm thông qua phát triển các Hội nghề nghiệp

Tạo việc làm thông qua sự phát triển của các hội nghề nghiệp là một trong những kênh tạo việc làm hiệu quả. Hội nghề nghiệp là tổ chức của những người cùng làm việc trong một nghề, mục đích là phát triển nghề nghiệp nhằm nghiên cứu nắm bắt tình hình để đưa ra các biện pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp. Thông qua hoạt động của hội, các hội viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trao đổi thông tin về sản xuất - kinh doanh, phát triển quan hệ lao động lành mạnh và tích cực hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp, qua đó tạo nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động nông thôn với các ngành nghề sản xuất truyền thống. Hiện nay, các Hội nghề nghiệp đang được duy trì và phát triển tốt như: Hội những người làm vườn, khuyến nông, sinh vật cảng, xây dựng, tin học, da giầy, dệt may, Sự hoạt động của các Hội này có tác dụng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, tạo mở nhiều việc làm cho xã hội (Sở Lao động TBXH Hà Nội, 2014). Hiện nay, cả nước có khoảng 2.790 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, do đó việc phát triển các hội nghề nghiệp sẽ tạo sự chuyên môn hóa cao cho các ngành nghề truyền thống, giúp phát triển sản xuất tạo nhiều việc làm.

1.1.5.5 Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là xuất khẩu sức lao động của con người, do người lao động sử dụng sức lao động của mình bán cho chủ sử dụng lao động nước ngoài, sống và làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã ký kết. Hiện nay, xuất khẩu lao động của Việt Nam được tiến hành thông qua các hình thức sau: Các doanh nghiệp dịch vụ tư nhân, các tổ chức hành chính sự nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài được phép đưa người lao động phù hợp với yêu cầu đi làm việc ở nước ngoài; đưa những công nhân tày nghề vững chắc đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài; Các cá nhân lao động trực tiếp ký kết hợp đồng cá nhân với chủ sử

dụng lao động nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 33 - 37)