Giải pháp tạoviệc làm thông qua phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 103 - 105)

3.3 Một số giải pháp tạoviệc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong

3.3.1 Giải pháp tạoviệc làm thông qua phát triển kinh tế-xã hội

Cơ sở đề xuất giải pháp

Theo đánh giá tại chương 2, địa bàn nghiên cứu có dân số và lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nh bé, nguồn thu ngân sách còn hạn h p, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm

Chủ thể đề xuất giải pháp

Các cơ quan đoàn thể, ban ngành các cấp ở các huyện khu vực nông thôn, đặc biệt các cơ quan có vai trò chỉ đạo định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương như: Hội đồng nhân dân huyện, Phòng tài chính kế hoạch, phòng công thương. Cụ thể như: Phòng Công thương phối hợp với các địa phương tiến hành quy hoạch và chỉnh trang, nâng cấp toàn bộ hệ thống chợ, kể cả các "chợ cóc" tự phát trước đây với nguồn vốn đầu tư theo hình thức Công – Tư (PPP).

Nội dung giải pháp được đề xuất

Thông qua phát triển kinh tế xã hội sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế ngược lại qua việc làm mới tạo ra, người lao động sẽ tạo thêm được của cải vật chất cho xã hội. Do vậy, trong bối cảnh đô thị hóa, phát triển kinh tế xã hội của khu vực nói riêng và địa phương nói chung. Phát triển kinh tế xã hội tại nông thôn cần hướng tới đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn là biện pháp chủ yếu, chung nhất để tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên. Thực tế đã cho thấy các chương trình, dự án đầu tư vào khu vực nông thôn đã tạo ra bộ mặt mới cho các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa khá cao thì nhu cầu việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp càng trở nên cấp bách hơn. Lồng ghép các chương trình tạo việc làm với các chương trình phát triển kinh tế xã hội Thái Nguyên sẽ tạo môi trường phát

triển kinh doanh lành mạnh.

Tạo việc làm thông qua phát triển nông nghiệp đô thị bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại và đa dạng hóa dịch vụ

Trong xu hướng phát triển kinh tế xã hội của Thái Nguyên như hiện nay, đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội đáng ghi nhận của quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của các địa phương trong tỉnh, góp phần nâng cao mức sống của một số bộ phận dân cư, thì đô thị hóa cũng tạo ra nhiều nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân nông thôn ra thành thị; tình trạng thất học, một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn việc làm, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi trường; vấn đề an toàn về lương thực, thực phẩm, vấn đề cảnh quan đô thị

Nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở đô thị. Trong quá trình đô thị hóa, vì các mục tiêu chung của các đô thị mà cần thu h p diện tích đất nông nghiệp của nông dân. Người dân mất tư liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện không có trình độ, vốn hạn chế, kinh nghiệm thích ứng với lối sống và tác phong công nghiệp rất thấp vì vậy vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là những gia đình ven đô càng trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó, làn sóng di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị để tìm kiếm việc làm cũng gia tăng nhanh chóng. Trong vấn đề này với Nông nghiệp đô thị, nếu được quan tâm và có quy hoạch, có chiến lược phù hợp để tận dụng quỹ đất đô thị và sức lao động dôi dư sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm và thu nhập cho người lao động. Việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng cây trồng vật nuôi là vấn đề mang tính tất yếu và cần thiết. Trong khi một bộ phận khá lớn nông dân ở khu vực nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ khoa học và công nghệ, còn tổ chức sản xuất sản xuất nông nghiệp theo lối quảng canh, truyền thống thì nông nghiệp đô thị có rất nhiều thuận lợi trong việc vận dụng những dịch vụ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, nông nghiệp đô thị còn có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an

dưỡng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 103 - 105)