.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành giai đoạn 200 5– 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 55)

Chỉ tiêu

Tổng sản phẩm

(Tỷ đồng,giá hiện hành) Cơ cấu (%)

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Toàn tỉnh 6.587,4 23.774,2 58.543,9 66.760,6 100 100 100 100 Công nghiệp - xây dựng 2.550,3 8.485,5 28.916,3 34.027,3 38,71 35,7 49,4 51,0 Dịch vụ 2.310,8 10.408,1 20.040,4 22.395,2 35,08 43,8 34,2 33,5

Nông, lâm, ngư

nghiệp 1.726,4 4.880,6 9.587,2 10.338,1 26,21 20,5 16,4 15,5

Nguồn: [4]

Năm 2016, khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao; trong đó ngành công nghiệp tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Bên cạnh ngành công nghiệp tăng trưởng cao, lực lượng lao động có sự chuyển dịch lớn về tỉnh Thái Nguyên trong ba năm gần đây dẫn đến nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ nhà ở, lưu trú, ăn uống cũng tăng lên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ năm 2016.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người năm 2016 đã đạt 52 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo USD, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2016 đạt 2.325 USD/người/năm, vượt mức bình quân chung của cả nước

Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2016 trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) đạt hơn 477 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% cùng kỳ và bằng 109% kế hoạch năm. Hiện nay giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 93% giá trị công nghiệp toàn tỉnh; còn lại công nghiệp trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 7% (công nghiệp địa phương chiếm 3,6% và công nghiệp trung ương chiếm 3,4%); mặt khác tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp trong nước vẫn chiếm

khoảng 40% cho nên kết quả sản xuất công nghiệp trong nước tuy không đóng góp nhiều về giá trị sản xuất nhưng có tác động lớn đời sống người lao động.

Có nhiều dự án lớn đăng ký và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư tạo cơ hội phát triển lớn. Tính lũy kế, trên địa bàn có 677 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư là 143 nghìn tỷ đồng. Đến nay, có 5.384 doanh nghiệp dân doanh, tỷ lệ người dân/doanh nghiệp là 230 người/doanh nghiệp (cả nước là 160 người/doanh nghiệp). Đến hết năm 2016 trên địa bàn tỉnh đã cấp phép mới cho 23 dự án FDI (20 dự án công nghiệp chế biến chế tạo, ba dự án hoạt động dịch vụ), với tổng vốn đầu tư đăng ký 132,85 triệu USD; có tám dự án điều chỉnh tăng vốn với giá trị tăng là 15,36 triệu USD; lũy kế đến nay, có 114 doanh nghiệp FDI đang hoạt động với 116 dự án, tổng vốn đăng ký là 7.185,4 triệu USD, vốn giải ngân là 6.432,06 triệu USD. Hiện có chín dự án ODA đang thực hiện với tổng mức vốn cam kết là 4.972 tỷ đồng; có hơn 50 dự án phi chính phủ nước ngoài đang được triển khai.

b Dân số và nguồn lao động

Quy mô dân số lớn, theo số liệu thống kê năm 2016, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.246.580 người, mật độ dân số của tỉnh là 353 người/km2, tỉ lệ gia tăng tự nhiên 0,82%, so với năm 2010 thì tăng 115.302 người. Trong cơ cấu dân số theo giới thì số nữ nhiều hơn số nam và cơ cấu này không có sự thay đổi trong giai đoạn 2010 - 2016 (trung bình cơ cấu dân số khoảng 49 nữ và 51 nam). Tỉ lệ đô thị hóa đứng đầu các tỉnh vùng TDMNBB 34,3% (năm 2016), trong đó TP.Thái Nguyên có tỉ lệ dân đô thị cao nhất 273.330 người, với tỉ lệ đô thị hóa cao 86,1%.

Quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số này rất phù hợp với xu thế phát triển, thuận lợi cho việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, là yếu tố thuận lợi để phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên.

Dân số và mật độ dân số không đều theo lãnh thổ, giữa thành thị và nông thôn và giữa các địa phương. Năm 2016, ở TP.Thái Nguyên có mật độ dân số cao nhất 1.862 người/km2, thấp nhất là huyện Võ Nhai mật độ dân số là 80 người/km2. Nguyên nhân là do TP.Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh, với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên có sức hút dân cư lớn. Còn huyện Võ Nhai là một huyện vùng cao,

điều kiện địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt. Dân số chủ yếu vẫn sinh sống ở vùng nông thôn chiếm 65,7% phản ánh tính thuần nông của nền kinh tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự phát triển của các khu công nghiệp đã góp phần thu hút lao động từ nông thôn ra các khu công nghiệp chứng t nền kinh tế đang có những bước phát triển.

Thái Nguyên có dân số trẻ, dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, dân số trên tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp. Toàn tỉnh Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh. Cơ cấu dân tộc cho thấy sự đa dạng về phong tục tập quán, lối sống kinh nghiệm sản xuất. Đức tính cần cù, năng động, hiếu học của người dân sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT - XH của tỉnh.

Hình 2.2 Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016 Nguồn lao động dồi dào và có quy mô lớn. Tổng số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên năm 2016 là 764,3 nghìn người tăng 79,1 nghìn người so với năm 2010, chiếm 61,3% tổng số dân toàn tỉnh. Trong đó 70,6% số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở nông thôn và 29,4% đang làm việc tại thành thị. Số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động trong khu vực nông nghiệp chiếm 48% giảm 18,72% so với năm 2010 và chuyển dịch sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu lao động phân theo giới tính không có sự chênh lệch lớn: lao động nam có 369,1 nghìn người, chiếm 49,06%;

lao động nữ có 382 nghìn người, chiếm 50,94% dân số trong độ tuổi lao động [4]. Bảng 2.4 Lao động và cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2010 - 2016

Năm

2010 2016

Số lao động

(người) Cơ cấu (%)

Số lao động (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số 677.070 100,0 752.276 100

Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản 451.750 66,72 361.073 48,0

Công nghiệp - Xâydựng 105.660 15,61 213.669 28,40

Dịchvụ 119.660 17,67 177.533 23,60

Nguồn: [4]

Phân theo ngành kinh tế, số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất (55,34% - năm 2016), lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 23,26 %, lao động trong ngành dịch vụ chiếm 21,39% dân số trong độ tuổi lao động.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể ở đây có 6 trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Việt Bắc và khoảng gần 30 trường cao đẳng, cao đẳng nghề và trung cấp. Số lượng học sinh sinh viên đông. Địa phương còn tận dụng ưu thế của Đại học Thái Nguyên, với đội ngũ cán bộ nghiên cứu trình độ cao, hiện tại có trên 500 cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên (trong đó có 120 giáo sư, phó giáo sư), hơn 1000 thạc sĩ. Với việc ra đời các viện nghiên cứu trực thuộc như Viện Khoa học sự sống, viện nghiên cứu phát triển lâm nghiệp, viện kinh tế y tế, viện khoa học xã hội và nhân văn miền núi góp phần gắn kết mô hình trường - viện với thực tiễn địa phương.

Về chất lượng, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo của tỉnh chiếm 29,4% tăng 10,7% so với năm 2010. Tỉnh tăng cường đầu tư, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, lao động có tay nghề thông qua đào tạo nghề cho người lao động. Số lao động có

trình độ chuyên môn kĩ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và trong các khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c Cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống các mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước và xử lí rác thải... trong đó GTVT là nhân tố quan trọng hàng đầu.

Thái Nguyên được biết đến là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của các tỉnh TDMNBB, một trong những đô thị được coi là thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên có quốc lộ 3 (mới và cũ) nối với thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài, quốc lộ 1 B nối Thái Nguyên với Đồng Đăng, quốc lộ 19 nối Thái Nguyên với Bắc Ninh, có đường giao thông thuận tiện, cách khu chế xuất Sóc Sơn 45km, nằm cạnh vùng tam giác kinh tế mạnh Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lí trên địa bàn cả tỉnh. Trên địa bàn tỉnh còn có các tuyến đường sắt: Đa Phúc – Quán Triều; Thái Nguyên – Hà Nội các tuyến đường sông như Đa Phúc – Hải Phòng, Đa Phúc – Hồng Gai, Thái Nguyên – Phú Bình, Thái Nguyên – Chợ Mới Tuyến đường 18, trục kinh tế công nghiệp sẽ được xây dựng (trục kinh tế công nghiệp) nối Thái Nguyên – Kép – Phả Lại – Uông Bí – Cái Lân ra biển, thuận lợi cho giao lưu giữa Thái Nguyên và miền Đông Bắc Tổ Quốc.

Trục kinh tế phía Bắc từ Hà Nội – Nội Bài – Sông Công – Thái Nguyên vùng kinh tế sầm uất, có lực lượng lao động công nghiệp dồi dào – số lượng khách du lịch của Thái Nguyên vì thế cũng rất lớn. Trong tương lai, Thái Nguyên sẽ là nơi nghỉ cuối tuần của du khách Thủ đô Hà Nội và các địa phương vùng Bắc Bộ.

Thành phố Thái Nguyên, một đô thị đã được quy hoạch, phát triển về phía Tây nối với vùng Hồ Núi Cốc, hình thành nên vùng Du lịch đô thị - sinh thái trung tâm thành phố và vùng hồ là điều kiện thuận lợi cho khách đến làm ăn kinh tế và du lịch sẽ tăng. Với mạng lưới GTVT tương đối hoàn chỉnh gồm đầy đủ các loại hình được coi là điều kiện thuận lợi để tỉnh thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Hoạt động bưu chính góp phần rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh với các tỉnh, với các huyện, xã, thôn, bản... giúp cho người dân vùng nông thôn, vùng núi nắm bắt nhanh những thông tin, chính sách của tỉnh, Nhà nước.

Hiện nay, mạng lưới bưu chính có mặt ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh như bưu điện có qui mô lớn nhất là bưu điện tỉnh Thái Nguyên, kế tiếp là hệ thống bưu điện của các huyện trong tỉnh và nhiều bưu điện của các xã.

Tuy nhiên, hoạt động bưu điện vẫn còn hạn chế: công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, qui trình nghiệp vụ ở các huyện, xã vẫn còn mang tính thủ công, một số xã ở các huyện miền núi vẫn chưa có nhiều trạm bưu điện như ở huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương

Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển bền vững. Trong đó mạng điện thoại là phát triển mạnh nhất thể hiện ở số thuê bao điện thoại không ngừng tăng. Ngoài ra mạng lưới internet, fax công cộng, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin cũng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong đời sống người dân nhằm giảm cước phí vận chuyển và phát hành nhanh tới vùng sâu, vùng xa.

* Đánh giá chung

- Những thuận lợi

Trên cơ sở phân tích những nhân tố ảnh hưởng, có thể đánh giá tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng và lợi thế trong tạo việc làm:

- Thái Nguyên là tỉnh vùng trung du, là nơi chuyển tiếp giữa các tỉnh miền núi với vùng Đồng bằng sông Hồng, chỉ cách Hà Nội có 80 km, tỉnh lại nằm trong vùng Thủ đô nên rất thuận lợi cho buôn bán sản phẩm nông sản. Thái Nguyên có các tuyến đường giao thông quan trọng đến các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng giữa tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng và với vùng khác.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, với nhiều dạng địa hình, khí hậu có sự phân hóa theo mùa, nguồn nước dồi dào, đây là cơ sở quan trọng để

hình thành một cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng với nhiều sản phẩm đặc trưng có sức canh tranh cao.

- Là tỉnh có qui mô dân số tương đối lớn đứng thứ 3/14 tỉnh vùng TDMNBB nên nguồn lao động dồi dào, cơ cấu trẻ nên có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh, dân cư có truyền thống sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm, tạo nhiều cơ hội khi hội nhập quốc tế.

- Những đổi mới về cơ chế, chính sách, những chính sách ưu tiên và h trợ cho sản xuất nông nghiệp đang góp phần thay đổi đời sống của người dân.

- Các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được nâng cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

- Hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Thái Nguyên cũng gặp không ít những khó khăn và hạn chế trong tạo việc làm cho lao động nông thôn:

- Điều kiện tự nhiên cũng có một số bất lợi như: hạn hán và thiếu nước trong mùa khô, mưa lớn tập trung vào một số tháng gây rửa trôi, sạt lở làm mất đất sản xuất nông nghiệp, thiệt hại mùa màng. Rét đậm, rét hại, sương muối gây thiệt hại không nh đối với sản xuất nông nghiệp.

- Trình độ của một bộ phận dân cư còn thấp nhất là nông dân và đồng bào các dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu những tiến bộ KHKT, công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. - Trong sản xuất nông nghiệp còn nặng về tự cấp, tự túc, tư tưởng ỷ lại còn lớn, ý thức vươn lên chưa cao.

- Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém nên cũng cản trở sự phát triển nông nghiệp của tỉnh. - Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, khả năng thu hút vốn của ngành nông nghiệp nhất là vốn đầu tư của nước ngoài còn thấp.

2.2 Thực trạng đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Dân số toàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016 là 1.246,6 nghìn người, trong đó dân đô thị là 427,7 nghìn người, chiếm 34,3%. Dân số đô thị có xu hướng tăng đều từ 2000 - 2016. Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ đô thị hoá tương đương mức trung bình toàn quốc là 34,5% (2016) và đứng thứ 2 trong vùng Thủ đô Hà Nội. Trong tỉnh, khu vực có tỷ lệ đô thị hoá cao tập trung tại TP Thái Nguyên, TP Sông Công, TX Phổ Yên, dọc theo Quốc lộ 3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Dân số đô thị của tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng liên tục, từ năm 2000 đến năm 2016 dân số đô thị tăng từ 233,9 nghìn người lên tới 427,7 nghìn người, tăng gấp 1,8 lần. Tỷ lệ dân thành thị của Thái Nguyên năm 2016 là 34,3% gần tương đương với tỷ lệ trung bình của cả nước (34,5%) và gần gấp đôi so với toàn vùng trung du miền núi phía Bắc.

Bảng 2.5 Quy mô dân số, dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2016 Năm Tống số dân (nghìn người) Dân số đô thị (nghìn người) Tỷ lệ dân dô thị (%) 2000 1.055,5 233,9 22,1 2005 1098,5 263,9 24,0 2010 1.131,2 293,6 26,0 2014 1.173,2 355,1 30,2 2015 1.238,8 422,5 34,1 2016 1.246,6 427,7 34,3 Nguồn: [4]

Tác động của đô thị hóa với nông thôn được thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên tỉ lệ dân số nông thôn còn khá cao (năm 2016 là 65,69%) và giảm khá nhiều. Từ năm 2000 đến 2016, tỷ lệ dân nông thôn giảm 12%, từ 77,9 % năm 2000 xuống còn 65,59% năm 2016.

Tính đến thời điểm 1/2015, hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên có 13 đô thị, được chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 55)