Các yếu tố ảnh hưởng đến tạoviệc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 88)

2.5.1 Mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn

Công nghiệp nông thôn của Thái Nguyên đạt được tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế như: phát triển ngành nghề chưa cân đối, thiếu vốn, công nghệ chưa được cải tiến nhiều, năng suất và khả năng cạnh tranh thấp,...

Những hạn chế trong phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn vẫn còn tồn tại như: Sự gắn kết giữa các doanh nghiệp sản xuất trong cùng ngành nghề còn l ng lẻo, vai trò của các Hiệp hội ngành nghề chưa phát huy hiệu quả, khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của khu vực này.

2.5.2 Mức độ phát triển của các ngành trong khu vực nông thôn

nghiệp vẫn được coi là yếu tố quan trọng trong việc xóa đói nghèo, tăng thu nhập cho nông dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng mới sát nhập. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông thôn của Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

2.5.3 Công tác dạy nghề và nâng cao chất lượng lao động

Đào tạo nghề, giúp lao động có tay nghề hướng đến mục tiêu có việc làm ổn định là hướng đi chính trong chương trình giải quyết việc làm Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, chỉ có gần 132.000 người có nhu cầu học nghề. Con số này là quá ít so với kết quả điều tra nhu cầu cần bổ sung trên 311.000 lao động qua đào tạo nghề của 8.320 đơn vị, doanh nghiệp đóng tại các địa phương.

2.5.4 Hoạt động của thị trường lao động

Thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm cả 2 phía của thị trường lao động đều thoả mãn nhu cầu về nguồn nhân lực, việc làm một cách nhanh chóng và phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường lao động đồng thời góp phần giải quyết việc làm hiệu quả, từ năm 2007, nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hoạt động h trợ giao dịch việc làm trên thị trường lao động trên cơ sở kế thừa các hoạt động của Hội chợ việc làm được tổ chức trước đây có kết hợp thêm một số phương thức h trợ mới như thiết lập website thông tin cầu lao động, tư vấn việc làm,học nghề tại ch cho người lao động thành phố đã thiết lập và vận hành Sàn giao dịch việc làm tại hai Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với mục tiêu h trợ sự phát triển của thị trường lao động, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động.

Theo kết quả khảo sát thành viên trong hộ gia đình được ph ng vấn, tỷ lệ thành viên đã từng tìm việc qua trung tâm dịch vụ việc làm theo huyện như sau:

Bảng 2.18: Tỷ lệ người dân đi tìm việc qua Trung tâm dịch vụ việc làm phân theo huyện/TP/thị xã

TT Huyện Tỷ lệ (%) 1 Phú Lương 30,8 2 Đại Từ 10,7 3 Định Hóa 60,5 4 Võ Nhai 18,6 5 TP Sông Công 15,1 6 Thị xã Phổ Yên 10,2

Phân tích từ bảng trên có thể thấy, tỷ lệ lao động tìm việc thông qua các trung tâm việc làm có sự khác nhau phân theo huyện/TP/thị xã. Những lao động ở gần Trung tâm dịch vụ việc làm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tỷ lệ lao động tìm việc cao hơn . Tuy nhiên, khi xem xét tỷ lệ tìm được việc làm thì không có nhiều khác biệt, Các kết quả cho thấy, tỷ lệ tìm được việc làm thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khá cao (trên dưới 40%). Chứng t , hiệu quả của kênh tìm việc trên cũng như sự phát triển thị trường lao động ở khu vực thành thị. Đây sẽ là những gợi mở cho các giải pháp tạo việc làm đối với lao động nông thôn.

2.5.5 Mức độ mở rộng của hoạt động xuất khẩu lao động

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, xuất khẩu lao động đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Mục tiêu m i năm đưa 1.000-2.000 lao động Thái Nguyên đi xuất khẩu lao động, đòi h i các ngành, đoàn thể chức năng phải phối hợp đồng bộ và có kế hoạch cụ thể. Không chỉ đơn giản là tuyển dụng được càng nhiều lao động phổ thông càng tốt mà làm thế nào để nâng cao được chất lượng lao động; đưa được những người thực sự có nhu cầu việc làm đi lao động xuất khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn cho giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đối với lao động nông thôn, nhất là lao động vùng thu hồi đất. Công tác xuất khẩu lao động cần được sự quan tâm của UBND huyện, thành phố để thực hiện đồng bộ, linh hoạt các cơ chế, chính sách như: H trợ đào tạo; h trợ vốn; tọa đàm với công ty xuất khẩu lao động, gia đình người lao động;

2.5.6 Các yếu tố từ bản thân người lao động

Khả năng của người lao động tác động đáng kể đến vấn đề tạo việc làm việc làm. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi, giới tính củangười lao động nông thôn là có cơ sở để địa phương quyết định các hình thức h trợ việc làm và tạo việc làm. Kinh nghiệm làm việc, sự s n sàng làm việccủa người lao động đôi khi cũng là những cản trở đối với vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Những động lực khuyến khích một người lao động nông thôn đi làm cũng sẽ làm tăng khả năng tham gia thị trường lao động của họ và do vậy ảnh hưởng tới tạo việc làm.

Hình 2.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực nông thôn năm 2014 (%)

Trình độ CMKT của lao động phi nông nghiệp cao hơn ở khu vực nông nghiệp: lao động không có CMKT chỉ chiếm 41,3%; lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 16,8% và ở các trình độ khác đều có tỷ lệ % cao hơn so với khu vực nông nghiệp.

Trình độ CMKT của lao động khu vực phi chính thức khá hạn chế, có đến 91,34% lao động không có trình độ CMKT, có 5,11% là lao động có trình độ sơ cấp nghề và chỉ dưới 4,0% có trình độ trên sơ cấp nghề.

1.2 .5 Đơn vị: % 2.3 4.6 1.9 5.9 Không CMKT Sơ cấp nghề Trung cấp nghề

Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng nghề

Cao đẳng chuyên nghiệp Đại học trở lên

Bảng 2.19 Trình độ chuyên môn kỹ thuật theo nông thôn và khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức

Đơn vị: %

Chính thức

Phi chính thức Trình độ CMKT Nhà nước Tư nhân FDI Tập thể

Không có CMKT 23,83 44,47 70,40 77,18 91,34

Sơ cấp nghề 4,79 15,71 15,39 11,82 5,11

Trung cấp nghề 1,68 5,66 - 1,86 1,01

Trung cấp chuyên nghiệp 24,43 7,21 14,21 2,89 1,14

Cao đẳng nghề 1,72 2,13 - 0,40 0,44

Cao đẳng 10,06 5,69 - 2,55 0,48

Đại học 33,49 19,12 - 3,31 0,49

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các thành viên trong các hộ gia đình có trình độ học vấn thấp và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhất là với các nhóm lao động chính trong gia đình. Kết quả khảo sát về trình độ học vấn của thành viên thứ nhất trong gia đình cho thấy có 4% mù chữ và 62,4% có học vấn từ lớp 1 đến lớp 9. Đối với thành viên thứ hai, tỷ lệ mù chữ còn 2,1% và tỷ lệ học vấn từ lớp 1 đến lớp 9 là 65,3%. Tình hình học vấn có xu hướng cải thiện dần với các thành viên tiếp theo trong đó đối với thành viên thứ 3, tỷ lệ mù chữ còn 1,7% và tỷ lệ học vấn từ lớp 1 đến lớp 9 giảm còn 40,2%. Trong khi đó về chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ không có chuyên môn kỹ thuật cũng có xu hướng giảm dần, tỷ lệ tương ứng từ thành viên thứ nhất đến thành viên thứ ba là 92,0%; 89,7% và 65,6%. Nhìn chung tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các hộ gia đình được khảo sát chiếm khoảng 69,8%. Sự hạn chế về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của các thành viên trong hộ gia đình trong diện thu hồi đất cũng là mộ trong những nguyên nhân cản trở quá trình chuyển dịch lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ, thay vào đó làm gia tăng quá trình chuyển dịch theo chiều ngang đồng thời cũng khiến cho khả năng tạo việc làm trực

tiếp sau thu hồi đất bị ảnh hưởng.

2.5.7 Các yếu tố khác

Hoạt động tạo việc làm cho người lao động nông thôn Thái Nguyên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: mức thu nhập nhận được, đặc tính của hộ gia đình, đặc tính nhân khẩu học, Người lao động chấp nhận làm một công việc nào đó hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là mức thu nhập mà một người muốn đi làm hay là một mức thu nhập tối thiểu để người đó chấp nhận hy sinh thời gian nghỉ ngơi, học tập, làm nội trợ, chăm sóc con cái,... để đi làm. Như vậy, việc làm được tạo ra phải đảm bảo một mức thu nhập hợp lý cho người lao động. Tiếp đến, tạo việc làm còn phụ thuộc vào các đặc tính nhân khẩu học như: tuổi, giới tính của người lao động. Không thể phủ nhận việc tạo việc làm đối với các đối tượng trẻ và đối tượng trung niên có sự khác biệt. Tạo việc làm còn chịu ảnh hưởng từ các đặc tính của hộ gia đình như: qui mô, cơ cấu gia đình, tình trạng hôn nhân, số con,...

2.6 Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế trong tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên thôn Thái Nguyên

Kết quả khảo sát và tham vấn ý kiến người dân và cán bộ địa phương cho thấy các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động nông thôn không tạo được việc làm bao gồm:

Thứ nhất, địa bàn nghiên cứu có dân số và lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nh bé, nguồn thu ngân sách còn hạn h p, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm;

Thứ hai, mâu thuẫn giữa cung - cầu lao động gay gắt, trong khi hàng chục ngàn lao động không tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu lao động kỹ thuật cao phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh;

Thứ ba, chính quyền địa phương chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để khai thác triệt để các nguồn lực s n có để thúc đẩy kinh tế phát triển;

Thứ tư, động cơ và thái độ của người lao động về việc làm chưa đúng đắn, có tư tưởng trông chờ vào nhà nước, không chủ động tìm việc làm ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước;

Qua tham vấn người dân cho thấy, tư tưởng ỷ lại vào nhà nước và các tổ chức đoàn thể trong giải quyết việc làm của người dân bị thu hồi đất còn cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề còn thấp cùng với việc ỷ lại của họ đã làm cho nhiều chương trình, dự án tạo việc làm cho số lao động này chưa phát huy được hiệu quả. Tâm lý ỷ lại vào sự h trợ của nhà nước đã làm giảm đi tính tích cực, chủ động của người lao động trong chuyên đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới. Khi người dân không tích cực học nghề mới để chuyên đổi nghề nghiệp thì khó mà tìm kiếm được việc làm mới trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Thêm vào đó, tâm lý muốn làm việc nh , ngại đi xa làm cho họ không chấp nhận làm lao động phổ thông, nặng nhọc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây chính là khó khăn lớn, đặt ra cho các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố trong giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa. Việc này đòi h i các cấp chính quyền không chỉ giải quyết bằng biện pháp kinh tế, hành chính mà còn có cả biện pháp tư tưởng thông qua tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục.

Thứ năm, quản lý nhà nước về lao động và tạo việc làm cho lao động nông thôn còn nhiều yếu kém, cơ chế phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, còn nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trong triển khai giám sát... nên hiệu quả giải quyết tạo việc làm cho lao động nông thôn thấp.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã nghiên cứu thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa. Những vấn đề được nghiên cứu như: lực lượng lao động, lao động có việc làm, các chỉ tiêu liên quan đã cho thấy khái quát về tình hình lao động nông thôn và thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên. Bên cạnh đó, chương này đã đề cập đến thực trạng tạo việc làm của Thái Nguyên trong những năm vừa qua từ khía cạnh các chính sách giải pháp tạo việc làm Thái Nguyên đã thực hiện, khẳng định các chính sách tạo việc làm ở cấp Trung ương và địa phương có vai trò quan trọng trong thúc đấy tạo việc làm cho người lao động. Đặc biệt, chương 2 đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn,

công tác tạo việc làm cho lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng và những kết quả đạt được của Thái Nguyên. Nghiên cứu thực địa, qua số liệu khảo sát của luận văn có thể thấy chưa có một chính sách riêng, đặc thù đối với nhóm lao động chịu tác động của đô thị hóa– nhóm lao động mất đất. Bên cạnh đó, các giải pháp tạo việc làm đã mang lại kết quả nhất định, tuy nhiên chưa phát huy được hết vai trò của các chính sách. Nếu như các giải pháp tạo việc làm được áp dụng triệt để hơn nữa, người dân được h trợ tiếp cận nhiều hơn sẽ mang lại kết quả cao hơn.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÁI NGUYÊNTRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

3.1 Mục tiêu và định hướng về tạo việc làm

3.1.1 Mục tiêu và quan điểm

Hệ thống quan điểm, chính sách việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa, bên cạnh những chính sách riêng, còn gắn liền với khuôn khổ luật pháp và chính sách việc làm nói chung của cả nước mà trước đó, các chính sách tạo việc làm đã được áp dụng và là một trong những hệ thống giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

Điều 12, Bộ Luật Lao Động (Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội: Bộ luật Lao động) quy định rõ về chính sách của Nhà nước h trợ phát triển việc làm của nước ta nhưsau:Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm; Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề; Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyến khích để người lao động tự tạo việc làm; h trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc ít người để giải quyết việc làm; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động; H trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài; Thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để h trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Luật Việc làm ban hành năm 2013, đã dành cả một chương (Chương II, Luật Việc làm) cho các chính sách h trợ tạo việc làm. Cụ thể, Mục 2, Chương II, Luật Việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 88)