Giải pháp về quản lý lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 112 - 115)

3.3 Một số giải pháp tạoviệc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong

3.3.5Giải pháp về quản lý lao động

Cơ sở đề xuất giải pháp

kém, cơ chế phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, còn nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trong triển khai giám sát... nên hiệu quả giải quyết tạo việc làm cho lao động nông thôn thấp

Chủ thể đề xuất giải pháp

Các cơ quan đoàn thể, ban ngành các cấp ở các huyện khu vực nông thôn, đặc biệt các cơ quan có vai trò quản lý về lao động tại địa phương khu vực nông thôn như Phòng lao động thương binh xã hội các địa phương nông thôn cần chủ động thống kê, kiểm soát, xử lý tình hình lao động việc làm tại địa phương.

Nội dung giải pháp được đề xuất

* Tăng cường thông tin thị trường lao động và tuyên truyền chính sách việc làm

Thông tin thị trường lao động và công tác tuyên truyền về các chính sách việc làm có vai trò rất quan trọng, giúp người lao động có được việc làm và được tạo việc làm hoặc tự tạo việc làm. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của các chương trình, chính sách tạo việc làm và phát triển thị trường lao động của thành phố. Tỉnh cần thành lập nhiều điểm giao dịch việc làm vệ tinh và bố trí tại khu vực nông thôn giúp cho người lao động nông thôn tiếp cận dễ dàng với các thông tin về việc làm.

Về mặt tuyên truyền các chính sách việc làm, mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng cũng có nhiều người lao động và ngay cả các doanh nghiệp còn thiếu thông tin về các chương trình vay vốn giải quyết (như vốn từ chương trình 120). Điều này, gây lãng phí vốn khi vốn không đến được với người có nhu cầu. Làm ruộng vắt kiệt mồ hôi chỉ đủ ăn, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp không có vốn nhiều thanh niên tại các vùng nông thôn đành chọn con đường tha phương tìm việc điều này gây lãng phí nhân lực tại ch . Do vậy, tăng cường công tác tuyên truyền chính sách việc làm đến người lao động, đặc biệt đối với lao động nông thôn nhất là nhóm lao động trẻ. Hoạt động cung cấp thông tin thị trường và tuyên truyền chính sách lao động việc làm tạo điều kiện cho các giao dịch việc làm, tạo việc làm diễn ra đa dạng, phong phú, sẽ kết nối hiệu quả và đáp ứng nhu cầu lao động trên địa bàn thành phố.

Tỉnh cần đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Đặc biệt, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thông đến các thị trường có mức lương bình quân cao và ổn định, qua đó người lao động có được thu nhập và học được các kỹ năng, tác phong công nghiệp. Bên cạnh đó, cần mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đồng thời chủ động tạo nguồn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tạo nguồn lao động bao gồm các vấn đề như: Chuẩn bị nguồn cho đào tạo lao động xuất khẩu; Đào tạo huấn luyện nghề nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng chuyên môn kỹ thuật của các nước nhận lao động làm việc; Hình thành các phẩm chất của người lao động theo yêu cầu của thị trường các nước; Giáo dục luật pháp liên quan (luật lao động, cư trú, ). Thị trường các nước tiếp nhận lao động không chỉ dừng lại tập trung chủ yếu ở thị trường Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản, Hàn Quốc mà cần mở rộng ra thị trường Trung Đông, Nga, đây là một trong những thị trường được các chuyên gia thị trường lao động đánh giá còn nhiều tiềm năng. Những vấn đề cần thực hiện toàn diện, bao gồm:

Hoàn thiện bộ máy làm công tác xuất khẩu lao động và các chính sách h trợ người đi xuất khẩu lao động. Chính sách về h trợ xuất khẩu lao động cần được công khai đối với người lao động bằng cách niêm yết hoặc thông báo cho họ ngay khi họ đăng ký đi xuất khẩu lao động. Mặt khác, cần phải thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng không nên gây phiền hà cho người nhà của họ khi nhận tiền h trợ bằng các thủ tục đơn giản. Hiện tại các chính sách này chậm thay đổi và mức h trợ còn thấp; thành phố cần xem xét và nâng mức h trợ để cho phù hợp với thay đổi của thực tế.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người đi xuất khẩu lao động, cung cấp thông tin cho người dân về chính sách xuất khẩu lao động của nông thôn Thái Nguyên. Vận động mọi tầng lớp nhân dân sâu, rộng bằng nhiều phương pháp và hình thức thích hợp; làm rõ lợi ích trước mắt và lâu dài để người dân thấy được và an tâm đi xuất khẩu lao động.

- Đào tạo và giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người lao động, tạo nguồn cung lao động có chất lượng cho xuất khẩu lao động. Ngoài các trung tâm, doanh nghiệp Nhà nước, các huyện cần khuyến khích, h trợ các doanh nghiệp, tổ chức thành lập các trung tâm, công ty tư nhân về hoạt động xuất khẩu lao động.

- Hoàn thiện quy trình và thủ tục xuất khẩu lao động. Việc thực hiện quy trình xuất khẩu như hiện nay còn bộc lộ rất nhiều hạn chế; cần phải thay đổi, bổ sung sao cho phù hợp nhất với tình hình cụ thể. Nên thành lập một đường dây nóng trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Nguyên để giải quyết các vướng mắc cho người lao động trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Đặc biệt, để phòng tránh các thủ tục gây phiền hà, sách nhiễu người lao động và các hoạt động “cò mồi” tại các bệnh viện khi khám sức kh e, tại ngân hàng và UBND các huyện, thành phố, khi làm các thủ tục để tham gia xuất khẩu lao động.

- Tăng cường sự hợp tác, tìm kiếm đối tác là những doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động về hoạt động tại địa phương. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi lao động, tạo mối quan hệ hợp tác về lao động với các nước, tổ chức, doanh nghiệp cần sử dụng lao động ở nước ngoài. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý sai phạm trong hoạt động của các doanh nghiệp, trung tâm hoạt động trong lĩnh vực này.

- H trợ người lao động trong và sau khi xuất khẩu lao động trở về sử dụng đồng vốn, nhân lực sao cho có hiệu quả. Đặc biệt là đối với người lao động gặp rủi ro trong xuất khẩu lao động. Cần phát huy tính cộng đồng đối với những gia đình có người đi xuất khẩu lao động hoặc có thể thành lập “hội liên gia” xuất khẩu lao động để họ có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống trong khi người thân của họ đang làm việc ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 112 - 115)