Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 43 - 47)

Trong thực tiễn, vấn đề lao động - việc làm nói chung và tạo việc làm chuyển dịch cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã được chú ý nghiên cứu từ nhiều năm nay. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động & Xã hội- Bộ LĐTB&XH, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và nhiều nhà nghiên cứu khác. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên quan sau:

(1997) cho rằng, về mặt lý luận nghiên cứu đã nêu khá chi tiết về phương pháp luận, cách tiếp cận về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động - việc làm và phương pháp tính các chỉ tiêu tạo việc làm. Về mặt thực tiễn các tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta nói chung, trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng và những nguyên nhân chủ yếu; khái quát dòng di chuyển lao động trên thị trường lao động, nhất là di chuyển từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm. Xác định những vấn đề tạo việc làm đối với lao động khu vực nông thôn. Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống quan điểm giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH. Giải pháp cơ bản cho khu vực nông thôn đó là giải quyết nạn thiếu việc làm còn rất phổ biến và nghiêm trọng, việc làm kém hiệu quả và thu nhập thấp, tạo nhiều việc làm thông qua chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH.

Tác giả Hoàng Kim Cúc (2001), để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trước hết cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng. Hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn trên cơ sở điện khí hóa, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn. Để tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn cần nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đối với lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp cần đa dạng hóa loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp với khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng xã nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp. Đối với những lao động không có nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp cần phải được đào tạo để tăng cơ hội có việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tại địa bàn nông thôn, quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề nông thôn, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm phù hợp. Tác giả khuyến nghị, Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn. Đây chính là hình thức tạo việc làm và xã hội hóa giải quyết việc làm dựa trên các quan hệ kinh tế thị trường, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năm của các vùng, hướng phát triển kinh tế hàng hóa nông thôn. Đồng thời, tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế và tạo việc làm cho

lao động nông thôn, trong những năm qua nguồn nhân lực đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn chưa tương xứng với đóng góp của lĩnh vực này cho nền kinh tế quốc dân và khả năng tạo việc làm. Nông nghiệp sử dụng lực lượng lao động nhưng chỉ nhận được 10% đầu tư của cả nước.

Nguyễn Tiệp (2008) chỉ ra, để đạt mục tiêu đặt ra giai đoạn 2007-2010 giải quyết việc làm cho 6,0 - 6,4 triệu lao động cần thực hiện đồng bộ các giải pháp h trợ, khuyến khích thị trường lao động phát triển thông qua hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để kết nối cung - cầu lao động; nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của cơ quan thống kê, thông tin thị trường lao động các cấp; tăng cường các hình thức thu thập, xử lý, cung ứng thông tin TTLĐ của các cơ quan chức năng; hoàn thiện chính sách thị trường lao động, chính sách tiền lương, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề, phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị của đội ngũ doanh nhân; mở rộng quy mô XKLĐ tạo nhiều việc làm, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa.

Các tác giả Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (2002), đã in trong cuốn “Toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam” một cách tổng quan các tác động của toàn cầu hóa đến lao động và các vấn đề xã hội Việt Nam, những xu hướng vận động nguồn nhân lực, lao động và việc làm Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, phân tích những cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, từ đó đề ra các giải pháp đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Lê Du Phong (2007), thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp đô thị, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế các công trình công cộng phục vụ lợi ích Quốc gia. Tác giả đã trình bày và miêu tả qua những thay đổi về việc làm và thu nhập của người dân, những khó khăn và từ đó đưa ra những giải pháp về thu nhập và việc làm.

Hoàng Thị Ngọc Loan (2010), việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông Nam Bộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, (Đề tài khoa học cấp Bộ) đi

sâu nghiên cứu các tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa từ đó đưa ra giải pháp trong tạo việc làm đồng thời nâng cao thu nhập cho nông dân vùng Đông Nam Bộ.

Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Nghiên cứu nhu cầu học nghề, h trợ việc làm sau học nghề của phụ nữ và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề thuộc Hội phụ nữ, phục vụ triển khai đề án 295, (Đề tài nghiên cứu khoa học) đánh giá thực trạng dạy nghề, h trợ việc làm cho phụ nữ sau học nghề; Đánh giá thực trạng năng lực của các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ; Đề xuất khuyến nghị góp phần sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách dạy nghề và việc làm cho phụ nữ; Bổ sung một số nghề đào tạo mới phù hợp với phụ nữ để đưa vào giảng dạy ở cơ sở dạy nghề.

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho lao động nông thôn, nghiên cứu tổng quan về tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm rõ khái niệm, nội dung các vấn đề liên quan. Trong chương 1 đã chỉ ra được: tạo việc làm là quá trình cá nhân hay tổ chức tự tạo hoặc có điều kiện, tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, kết hợp các điều kiện kinh tế xã hội khác, đem lại việc làm, thu nhập cho chính bản thân hoặc người lao động, phản ánh các chủ thể của tạo việc làm và cách tạo việc làm. Tạo việc làm là nhiệm vụ cấp thiết và được thực hiện hàng năm từ cấp Trung ương đến địa phương.

Những vấn đề về lý luận và thực tiễn tạo việc làm được nghiên cứu trong chương 1 là cơ sở để phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở chương 2. Tạo việc làm cho lao động nông thôn được nghiên cứu và hệ thống hóa theo các nội dung ở chương 1 và phải khẳng định đó là nhiệm vụ quan trọng, phải được quan tâm hơn trong bối cảnh đô thị hóa - đây là một trong những khoảng trống luận văn chỉ ra. Qua đây, có thể thấy vai trò lớn nhất trong tạo việc làm thuộc về nhà nước - một trong 3 chủ thể tạo việc làm. Trong các chương tiếp theo sẽ tiếp tục xác định làm rõ vấn đề nghiên cứu.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 43 - 47)