Giải pháp phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 105 - 107)

3.3 Một số giải pháp tạoviệc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong

3.3.2Giải pháp phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu

Cơ sở đề xuất giải pháp

Theo đánh giá tại chương 2, mâu thuẫn giữa cung - cầu lao động gay gắt, trong khi hàng chục ngàn lao động không tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu lao động kỹ thuật cao phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh

Chủ thể đề xuất giải pháp

Các cơ quan đoàn thể, ban ngành các cấp ở các huyện khu vực nông thôn, đặc biệt các cơ quan có vai trò chỉ đạo định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương như: Hội đồng nhân dân huyện, Phòng tài chính kế hoạch, phòng công thương. Cụ thể như: Phòng lao động thương binh xã hội, chủ độn đề xuất xây dựng kế hoạch điều tra thị trường lao động, mở rộng mạng lưới dịch vụ việc làm, khảo sát, đầu tư các cơ sở có đào tạo nhân lực chất lượng cao tùy theo nhu cầu thị trường điều tra.

Nội dung giải pháp

Quan điểm phát triển nhân lực

Phát triển nhân lực là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của tỉnh. Phát triển nhân lực là một trong những động lực quan trọng để Thái Nguyên hoàn thành sớm công nghiệp hóa - hiện đại hóa so với cả nước và là nhân tố quyết định phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, hài hóa và bền vững. Phát triển nhân lực dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả từ đào tạo tới sử dụng nhân lực. Xác định rõ mục tiêu, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đầu tư hoàn thiện các điều kiện phát triển nhân lực, quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, cấp độ theo kịp trình độ khu vực và quốc tế. Trongđó,chú trọng tới hiệu quả sử dụng nhân lực đúng với trình độ đào tạo và năng lực của người lao động. Tóm lại, cần kết hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nguồn lực trong nước và ngoài nước với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và xã hội trong việc phát triển nhân lực Thái Nguyên.

Nâng cao chất lượng giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục đối với lao động nông thôn là điều đặc biệt cần thiết, Thái Nguyên cần phải chăm lo cho giáo dục ngay từ những cấp học đầu tiên để tạo nền tảng, nâng cao trình độ lao động nông thôn trong tương lai. Để nâng cao chất lượng giáo dục, phải thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp từ phát triển cơ sở hạ tầng về trường học đến phương pháp quản lý, giảng dạy.Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt thông qua xã hội hóa giáo dục bao gồm:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung xã hội hóa giáo dục của Ðảng và Nhà nước đến người dân khu vực nông thôn. Công tác này cần làm thường xuyên, sinh động, đa dạng và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, xí nghiệp, sinh hoạt đoàn thể, thôn xóm,... từ đó tạo nên sự đồng thuận sâu sắc và ý thức trách nhiệm của m i người dân và cộng đồng trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.

Thứ hai, cần đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp trong học sinh trung học và trong xã hội. Nắm vững học lực, nguyện vọng, sở trường và hoàn cảnh của m i học sinh, cũng như nhu cầu lao động của xã hội, mà giáo dục hướng nghiệp. Cần tiếp tục mở rộng mô hình trường dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực. Ðây là mô hình dạy nghề thiết thực cho việc cung cấp nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời rất có tác dụng hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và sau THPT.

Tăng cường hoạt động đào tạo nghề cho người lao động

Cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tay nghề cho người lao động, nhất là lao động trẻ, lao động nữ; phát triển nhanh về quy mô đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề cho các KCN, KCX, các vùng kinh tế động lực cũng như phục vụ XKLĐ để giải quyết việc làm. Tỉnhcần xác định phương hướng của hoạt động đào tạo nghề là theo nhu cầu của lao động tại từng địa phương (huyện/thị xã), có kết nối với chương trình việc làm quốc gia, tránh đào tạo tràn lan. Trước mắt, cần xây dựng và triển khai

chương trình/dự án về đào tạo nghề cho những người thuộc diện thu hồi đất do tác động của đô thị hóa. Đây là một phương án có tính cấp bách để tránh tình trạng người dân sau khi nhận tiền đền bù ruộng đất phải lâm vào tình trạng thất nghiệp và không có thu nhập, từ đó phát sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội. Đề xuất đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, khu đô thị mới, phải có kinh phí cho việc đào tạo nghề đối với người dân bị thu hồi đất. Tiếp đến, cần tiếp tục đào tạo nghề theo các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Đây là các hình thức đào tạo đã khá ổn định, cần tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, đào tạo nghề cũng cần h trợ đào tạo kỹ năng cho người lao động nông thôn theo chiến lược xuất khẩu, kể cả h trợ đào tạo nghề để tham gia xuất khẩu lao động. Trong dài hạn, nền kinh tế nước ta nói chung đã và sẽ tiếp tục hướng về xuất khẩu do đó đào tạo nghề theo chiến lược xuất khẩu là một phương hướng thực hành nghề rất quan trọng cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo nghề cần có sự liên kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà trường để đào tạo nghề. Qua đó, nhằm xã hội hóa hoạt động dạy nghề và sự liên kết giữa các bên sẽ thúc đẩy hình thành một quy trình khép kín, mạng lưới các điểm đào tạo nghề phát triển theo hướng chính quy và bảo đảm “đầu ra” của công tác đào tạo. Cuối cùng, hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn cần kết hợp giữa việc truyền nghề và đào tạo chính quy. Hiện nay, truyền nghề vẫn là hình thức đào tạo rất phổ biến tại các làng nghề do đó nên có chính sách h trợ cho các nghệ nhân, những người thợ lành nghề, nhất là tại các làng nghề. Đồng thời, có thể mở các lớp đào tạo theo kiểu truyền nghề hoặc liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo theo kiểu bán chính quy giúp hoạt động đào tạo nghề cho người lao động nông thôn đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 105 - 107)