Mục tiêu và định hướng về tạoviệc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 96 - 100)

3.1.1 Mục tiêu và quan điểm

Hệ thống quan điểm, chính sách việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa, bên cạnh những chính sách riêng, còn gắn liền với khuôn khổ luật pháp và chính sách việc làm nói chung của cả nước mà trước đó, các chính sách tạo việc làm đã được áp dụng và là một trong những hệ thống giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

Điều 12, Bộ Luật Lao Động (Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội: Bộ luật Lao động) quy định rõ về chính sách của Nhà nước h trợ phát triển việc làm của nước ta nhưsau:Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm; Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề; Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyến khích để người lao động tự tạo việc làm; h trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc ít người để giải quyết việc làm; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động; H trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài; Thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để h trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Luật Việc làm ban hành năm 2013, đã dành cả một chương (Chương II, Luật Việc làm) cho các chính sách h trợ tạo việc làm. Cụ thể, Mục 2, Chương II, Luật Việc làm bao gồm Điều 15, Điều 16 và Điều 17 quy định các chính sách h trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn:

căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước h trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ: H trợ học nghề; tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề; giới thiệu việc làm miễn phí; vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật Việc làm...

- H trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn, người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được h trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- H trợ doanh nghiệp nh và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, Doanh nghiệp nh và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước h trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại ch cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động: Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật Việc làm; H trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm; miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Nhà nước, Thái Nguyên đã cụ thể hóa thông qua việc phê duyệt Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2010-2015 và ban hành Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 25/09/2013 của UBND tỉnh về việc h trợ học nghề, tạo việc làm và tín dụng cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định được phê duyệt, người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường, có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi, trong độ tuổi lao động và có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm việc làm, vay vốn tạo việc làm sẽ được tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm giới thiệu việc làm Thái Nguyên, hoặc tại phiên giao dịch làm việc lưu động tại các điểm giao dịch ở các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

học nghề dưới 03 tháng; h trợ học phí học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng; h trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; vay vốn tạo việc làm trong nước, với các mức h trợ cụ thể như: H trợ chi phí học nghề ngắn hạn tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; h trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhận nhiều lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong bối cảnh đô thị hóa của Thái Nguyên giai đoạn gần đây, với sự đồng bộ từ pháp luật đến các văn bản bản, quyết định cụ thể đã và đang tạo điều kiện, h trợ, khuyến khích người lao động nông thôn trong vấn đề tạo việc làm. Tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn không phải là một giải pháp đơn lẻ mà là một hệ thống giải pháp cần được thực hiện đồng bộ, song song để có được hiệu quả cao nhất là tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa. Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, luận văn rút ra các quan điểm để tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa như sau:

- Tạo việc làm cho lao động nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục được các cơ quan chức năng của Thái Nguyên theo dõi, quản lý. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận những đóng góp của khu vực lao động nông thôn Thái Nguyên trong phát triển kinh tế địa phương, do vậy cần coi khu vực nông thôn là khu vực đặc biệt quan trọng và cần ưu tiên hàng đầu trong các vấn đề về tạo việc làm. Muốn khu vực này có thể đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương cần coi tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn là giải pháp lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Tạo việc làm cho lao động nông thôn cần được thực hiện qua cả các hình thức trực tiếp và gián tiếp. Thúc đẩy phát triển h trợ doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho quá trình tạo việc làm được thực hiện thuận lợi, tránh được các bất cập về kỹ năng, trình độ, tác phong, kỷ luật,... Nâng cao chất lượng nhân lực lao động nông thôn cần được thực hiện liên tục và lâu dài, do khu vực này chiếm tỷ trọng lớn và cần thời gian để thay đổi những thói quen trong quá khứ về tư duy nông nghiệp - nông thôn. Đẩy mạnh xã hội

hóa giáo dục ở khu vực nông thôn để thay đổi nhận thức về đào tạo con người góp phần tạo việc làm bền vững, phát triển kinh tế nông thôn.

- Tạo mọi điều kiện để tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đối với từng loại đối tượng lao động, có chính sách h trợ, khuyến khích kịp thời trong vấn đề việc làm. H trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí đối với lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, h trợ vay vốn sản xuất kinh doanh, khuyến khíchtựtạoviệc làm,...Thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước, kết hợp với việc ban hành kịp thời các chính sách để h trợ lao động nông thôn có được việc làm.

- Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân khu vực nông thôn góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế và có được việc làm. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội giúp địa phương có cơ chế h trợ đối với người dân lao động nông thôn, giảm thiểu các gánh nặng về y tế, giáo dục,... Trong đó, những vấn đề về tăng tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cần phải được thực hiện một cách triệt để và kịp thời.

3.1.2 Định hướng

Một số định hướng cho vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên như sau: Thứ nhất, cần nghiên cứu triển khai các hướng dẫn cụ thể của Luật Việc làm đã được ban hành. Trong đó, Chính quyền địa phương không chỉ có trách nhiệm tạo việc làm mà phải có trách nhiệm định hướng phát triển việc làm hướng tới thúc đẩy và bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động;

Thứ hai, cần gắn kết các chương trình việc làm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Phát triển thị trường lao động đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương. Quán triệt quan điểm tạo nhiều việc làm đối với các cấp của địa phương nhất là những huyện/quận có tốc độ thu hồi đất nông nghiệp lớn. Bên cạnh đó, tổ chức tốt hoạt động dịch vụ việc làm. Hoạt động của các trung tâm Dịch vụ việc làm cần chú trọng đến hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các Trung tâm Dịch vụ việc làm, giữa Trung tâm với các doanh nghiệp và người sử dụng lao động.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, chính sách h trợ học nghề, h trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên đối với các đối tượng: người nghèo; người dân tộc thiểu số; vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. Tiếp tục thực hiện chiến lược, các chương trình, đề án về việc làm và dạy nghề, nghiên cứu xây dựng chương trình việc làm cho người thất nghiệp, thiếu việc làm. Hơn nữa, cần chú ý dạy nghề theo hướng tạo việc làm tại ch , trong đó có đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hoặc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn diện kinh tế và xã hội nông thôn theo tinh thần “ly nông bất ly hương”, để người lao động sống ở nông thôn sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề có thể tăng khả năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập công việc, thu nhập ngay tại quê nhà, không phải đi xa, giảm bớt áp lực quá tải, phi kinh tế lên các đô thị. Thứ tư, phát huy được các nguồn lực của xã hội vào việc tạo việc làm và đảm bảo việc làm tăng cường huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ người lao động. Mặt khác, huy động cả các nguồn vốn của dân để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo. Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi như: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, h trợ về đất đai và ưu đãi tín dụng,... để khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo với các hình thức khác nhau như đặt hàng với các cơ sở đào tạo, tự tổ chức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội.

3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 96 - 100)