Kinh nghiệm cho Thái Nguyên trong tạoviệc làm đối với lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 42 - 43)

Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương và các nghiên cứu có liên quan đến tạo việc làm cho lao động nông thôn, luận văn rút ra được một số kinh nghiệm cho Thái Nguyên trong tạo việc làm đối với lao động nông thôn như sau: Phát triển các cụm khu công nghiệp, sẽ tạo lực hút lao động ở khu vực nông thôn: Sự phát triển của các doanh nghiệp trong các cụm khu công nghiệp đã tạo ra nhu cầu việc làm trong xã hội, nó đem lại cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trên địa bàn, các tỉnh lân cận nói chung và lực lượng lao động ở khu vực nông thôn nói riêng.

Mạng lưới dịch vụ việc làm hoạt động hiệu quả: Hệ thống dịch vụ việc làm đã trở thành cầu nối quan trọng giữa người tìm việc và việc tìm người, thông qua hệ thống này, người lao động có nhiều thông tin hơn về đơn vị tuyển dụng, do đó biết được các doanh nghiệp đang cần gì và yêu cầu tối thiểu đối với người lao động như thế nào, mặt khác cũng biết được mức lương tối thiểu mà họ sẽ nhận được nếu được làm việc. Đối với doanh nghiệp, có cơ hội tìm được người như mong muốn để tối đa hiệu quả sản xuất. Có thể nói hệ thống dịch vụ việc làm đã giúp kết nối cung cầu lao động trên thị trường lao động.

Phát triển nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp cũng là một hướng đi vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa đem lại sự ổn định, nâng cao thu nhập cho lao động trong nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn là “giá đỡ” cho khu vực thành thị trước những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế như khủng hoảng, suy thoái kinh tế.

Chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH- HĐH. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cũng có sự thay đổi: Sự phát triển của thị trường hàng hóa, đòi h i cần thiết có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tăng năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.

Phát triển công tác đào tạo nghề ngắn hạn: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt với những người nhiều tuổi, hoặc không có khả năng theo học các khóa học dài hạn, thì việc đào tạo các nghề trong ngắn hạn để giúp người dân hòa nhập thị trường lao động, có cơ hội việc làm là cần thiết; đào tạo những nghề mà doanh nghiệp cần. Các địa phương có chính sách đào tạo nghề và những chương trình đào tạo nghề cụ thể cho lao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất đã đem lại hiệu quả, đó là người dân dễ dàng có việc làm hơn sau khi học nghề.

Đa dạng hóa loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp với khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng xã nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp.

Đề xuất khuyến nghị góp phần sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách dạy nghề và việc làm cho phụ nữ; Bổ sung một số nghề đào tạo mới phù hợp với phụ nữ để đưa vào giảng dạy ở cơ sở dạy nghề.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình Quốc gia về tạo việc làm, cũng như đào tạo nghề cho lao động nông thôn: H trợ cho vay vốn tín dụng thông qua các dự án nh ở địa phương như kinh tế trang trại, kinh tế hộ qua đình, các tổ hợp sản xuất, các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống và dịch vụ nông nghiệp.

Thúc đẩy xuất khẩu lao động cũng là kênh tạo việc làm tích cực cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 42 - 43)