Khái quát về lao động và việc là mở khu vực nông thôn Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 65 - 70)

2.3.1 Khái quát về dân số, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2010 đến 2016) thể hiện ở bảng 2.7, năm 2016 dân số trung bình có 1,24 triệu người, trong đó dân số nông thôn là 815nghìn người. Giai đoạn 2010-2013, dân số nông thôn giảm chậm, tốc độ 0,87%/năm, bằng ¼ so với tốc độ tăng của khu vực thành thị và đến năm 2016 dân số nông thôn giảm hẳn xuống so với các năm trước

Bảng 2.7 Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của Thái Nguyên (Đơn vị: người)

Năm Thành thị Tỷ lệ % Nông thôn Tỷ lệ % Tổng

2010 293.557 25.9 837.721 74.1 1.131.278 2011 322.207 28.3 817.237 71.7 1.139.444 2012 326.897 28.4 822.186 71.6 1.149.083 2013 344.210 29.8 811.781 70.2 1.155.991 2014 355.120 30.3 818.118 69.7 1.173.238 2015 422.528 34.1 816.257 65.9 1.238.785 2016 428.258 34.4 815.499 65.6 1.243.757

Tỷ trọng dân cư nông thôn vẫn ở mức cao, song đang có xu hướng giảm, từ năm 2010 xuống còn 56,1% năm 2011, nhưng tăng ngược trở lại 56,8% vào năm 2012 và giảm mạnh xuống 52,8% trong năm 2014. Đây có thể là do quá trình đô thị hóa của Thái Nguyên đã làm giảm tỷ trọng dân số ở khu vực nông thôn, nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế của cả nước, người lao động khi mất việc làm ở khu vực thành thị, ở các khu công nghiệp thì có xu hướng quay trở về khu vực nông thôn để làm việc và sinh sống như một lưới an sinh và họ quay trở lại khu vực thành thị khi kinh tế phục hồi.

Bảng 2.8. Dân số trung bình nông thôn phân theo huyện/thành phố/thị xã tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2016

(ĐVT: Người) 2010 % trong tỉnh 2016 % trong tỉnh TỔNG SỐ - TOTAL 837.721 100 815.499 100 TP Thái Nguyên 76.303 9.1 44.672 5.5 TP Sông Công 23.263 2.8 18.812 2.3 Thị xã Phổ Yên 126.230 15.1 133.060 16.3 Huyện Định Hoá 81.615 9.7 81.650 10.0 Huyện Võ Nhai 61.084 7.3 62.965 7.7 Huyện Phú Lương 98.504 11.8 96.980 11.9 Huyện Đồng Hỷ 90.971 10.9 95.940 11.8 Huyện Đại Từ 153.035 18.3 145.370 17.8 Huyện Phú Bình 126.716 15.1 136.050 16.7

Dân số nông thôn phân theo các đơn vị hành chính trong tỉnh có sự phân hóa rõ nét. Dân số nông thôn đông, tập trung chủ yếu ở các huyện Đại Từ (18.3%), Phú Bình (15.1%), thị xã Phổ Yên, ít nhất tập trung tại thành phố trẻ Sông Công (2.3%). Đến năm 2016, dân số nông thôn giảm về tổng số và có sự thay đổi giảm nh giữa các địa phương trong tỉnh, tuy nhiên dẫn đầu vẫn là 3 địa phương huyện Đại Từ (17.8%), huyện Phú Bình (16.7%), thị xã Phổ Yên (16.3%). Điều này cũng tương ứng với tốc độ đô thị hóa của các địa phương trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2010-2016, lao động nông thôn học nghề có sự gia tăng về số lượng trong đó tập trung chủ yếu ở trình độ sơ cấp nghề Nhóm lao động ở trình độ trung cấp, cả ở trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp đều giảm xuống về cả số lượng, tỷ trọng. Một dấu hiệu tích cực là lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đã tăng lên trong những năm gần đây. Lực lượng lao động nông thôn có xu hướng già hóa rõ rệt, tỷ lệ lực lượng lao động trong các nhóm tuổi dưới 40 giảm dần, đặc biệt là nhóm tuổi từ 15 - 19 do tác động tích cực từ các chương trình giáo dục phổ thông, đại học và các chính sách h trợ lao động nghèo, lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề (Tổng cục Thống kê, 2016).

Bảng 2.9: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

2010 2014 2015 2016 Sơ bộ 2017 TỔNG SỐ (nghìn người) 685,2 723,2 759,5 763,9 768,9

Phân theo giới tính (nghìn người)

Nam 339,2 360,8 378,3 380,0 382,1

Nữ 346,1 362,4 381,3 383,9 386,8

Phân theo thành thị, nông thôn (nghìn người)

Thành thị 154,9 180,7 222,1 224,5 232,8

Nông thôn 530,4 542,5 537,4 539,4 536,1

Cơ cấu

TỔNG SỐ - TOTAL 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Phân theo giới tính (%)

Nam 49,50 49,89 49,80 49,74 49,70

Nữ 50,50 50,11 50,20 50,26 50,30

Phân theo thành thị, nông thôn (%)

Thành thị 22,6 25,0 29,2 29,4 30,3

Nông thôn 77,4 75,0 70,8 70,6 69,7

Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn và có xu hướng giảm nh từ 75 % năm 2014 xuống còn 69% năm 2017. Phân theo giới tính thì tỷ lệ nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nam và ít biến động (trên 50% các năm 2010 đên 2017). Mặc dù tỷ lệ lao động nông thôn ở Thái Nguyên giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của tỉnh. Đây vẫn là áp lực lớn cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt với các vấn đề xã hội như việc làm, chất lượng cuộc sống

Năm 2017, lực lượng lao động (LLLĐ) nông thôn của Thái Nguyên đạt 536,1 nghìn người, (15 tuổi trở lên) không thay đổi nhiều so với năm 2013 và chiếm 69,7% trong tổng LLLĐ, giảm mạnh so với giai đoạn 2010-2013 . Trong giai đoạn 2010 - 2013, LLLĐ nông thôn vẫn tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số (1,68%/năm so với 0,32%/năm), tuy nhiên, do tác động của đô thị hóa và di dân nông thôn - đô thị, tốc độ tăng lực lượng lao động nông thôn thấp hơn thành thị (2,26%/năm). Kết quả, tỷ trọng lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động Thái Nguyên giảm từ 75,0 % xuống 69,7% trong cùng giai đoạn

2.3.2 Khái quát về việc làm ở khu vực nông thôn

làm của Thái Nguyên. Giai đoạn 2010-2017, tốc độ tăng việc làm nông thôn là 0,97%/năm, cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động nông thôn, tuy nhiên, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng việc làm chung của Thái Nguyên (1,35%/năm). Nguồn lao động dồi dào và có quy mô lớn. Tổng số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên năm 2016 là 764,3 nghìn người tăng 79,1 nghìn người so với năm 2010, chiếm 61,3% tổng số dân toàn tỉnh. Trong đó 70,6% số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở nông thôn và 29,4% đang làm việc tại thành thị. Số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động trong khu vực nông nghiệp chiếm 48% giảm 18,72% so với năm 2010 và chuyển dịch sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu lao động phân theo giới tính không có sự chênh lệch lớn: lao động nam có 369,1 nghìn người, chiếm 49,06%; lao động nữ có 382 nghìn người, chiếm 50,94% dân số trong độ tuổi lao động [4].

Qua bảng 2.9 cho thấy lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm ở nông thôn ít biến động hơn so với dân số lao động ở thành thị, luôn ổn định ở tỷ trọng 64% so với tổng dân số. Ngược lại, dân lao động thành thì biến động rõ hơn và tăng dần lên từ 49,9% năm 2014 tăng lên 52,4% năm 2017 so với tổng dân số. Điều này cho thấy xu hướng việc làm sẽ tăng lên nhiều hơn ở thành thị. Đây là vấn đề cấp bách đặt ra với nhà quản lý, vì việc làm cần thiết là phải giải quyết lao động tại nông thôn hiệu quả để đảm bảo không gây áp lực cho thành thị.

Bảng 2.10 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị, nông thôn Đơn vị: (Người) Năm Tổng số % so với tổng DS Thành thị % so với tổng DS Nông thôn % so với tổng DS 2010 677.070 59,9 148.776 50,7 528.294 63,1 2011 686.317 60,2 157.002 48,7 529.315 64,8 2012 694.140 60,4 160.991 49,2 533.149 64,8 2013 709.393 61,4 178.116 51,7 531.277 65,4 2014 714.500 60,9 177.113 49,9 537.387 65,7 2015 746.898 60,3 219.103 51,9 527.795 64,7 2016 752.337 60,5 221.141 51,6 531.196 65,1 2017 758.082 60,4 230.078 52,4 528.004 64,7

Theo Tổng cục Thống kê (2010 - 2016), khu vực nông thôn đang có những thay đổi quan trọng. Các nghề nghiệp giản đơn có xu hướng giảm đi và thay bằng những nghề có hàm lượng kỹ thuật. Cụ thể các nghề thuộc nhóm quản lý, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung tăng đáng kể. Các việc làm mới được tạo ra chủ yếu trong khu vực kinh tế chính thức và chiếm tỷ lệ cao ở nhóm nghề thợ thủ công có kỹ thuật và thợ lắp ráp vận hành máy móc thiết bị.

Bảng 2.11 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn (% so với tổng dân số)

Tổng số Lao động nam Lao động nữ Lao động thành

thị Lao động nông thôn Năm Số lượng Tỷ lệ trong tổng DS (%) Số lượng Tỷ lệ trong tổng DS (%) Số lượng Tỷ lệ trong tổng DS (%) Số lượng Tỷ lệ trong tổng DS (%) Số lượng Tỷ lệ trong tổng DS (%) 2010 677.070 59,9 334.632 59,9 342.438 59,8 148.776 50,7 528.294 63,1 2011 686.317 60,2 341.488 60,8 344.829 59,7 157.002 48,7 529.315 64,8 2012 694.140 60,4 353.872 62,5 340.268 58,4 160.991 49,2 533.149 64,8 2013 709.393 61,4 357.280 62,7 352.113 60,1 178.116 51,7 531.277 65,4 2014 714.500 60,9 351.963 60,9 358.949 60,3 177.113 49,9 537.387 65,7 2015 746.898 60,3 367.026 60,3 379.872 60,3 219.103 51,9 527.795 64,7 2016 752.337 60,5 369.081 60,4 382.000 60,4 221.141 51,6 531.196 65,1 2017 758.082 60,4 372.976 60,5 385.106 60,3 230.078 52,4 528.004 64,7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017

Một trong những mục tiêu hướng đến là tạo bước đột phá về tăng số lượng và nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, nhất là thanh niên, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. H trợ, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn học nghề, tạo việc làm và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các chính sách hiện hành của nhà nước. H trợ đầu tư nâng cao năng lực và hiện đại hóa 10 trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề trọng điểm của Đoàn thanh niên; tập huấn 60.000 lượt cán bộ đoàn các cấp về tư vấn học nghề, việc làm; tỷ lệ thanh niên được tiếp cận thông tin tư vấn, giới thiệu việc làm đạt 50% vào năm 2010 và 75% vào năm 2015. 100% thanh niên có nhu cầu lập doanh nghiệp được cung cấp kiến thức khởi sự doanh nghiệp.

Bảng 2.12 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn

(Đơn vị: % so với tổng số) Năm % So với Tổng dân số toàn tỉnh % So với Tổng dân số Nam % So với Tổng dân số Nữ % So với Tổng dân số Thành thị % So với Tổng dân số Nông thôn 2010 2,25 2,32 2,19 4,24 1,67 2011 0,80 0,69 0,92 1,77 0,52 2012 1,42 1,33 1,52 2,32 1,15 2013 1,08 1,39 0,73 1,91 0,80 2014 1,36 1,55 1,14 2,21 1,08 2015 1,89 2,73 0,98 2,92 1,51 2016 1,75 1,97 1,51 2,17 1,53 2017 1,68 1,80 1,54 2,16 1,46

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017

Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 1,46% thấp hơn con số này ở thành thị là 2,16%. Điều này cho thấy áp lực của nguồn lao động và việc làm ngày càng tăng. Cần tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 65 - 70)