Đánh giá thực trạng tạoviệc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 84 - 88)

2.4 Thực trạng tạoviệc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên

2.4.4 Đánh giá thực trạng tạoviệc làm cho lao động nông thôn

Kết quả đánh giá tình hình tạo việc làm ở các hộ điều tra cho thấy, số lao động tạo được việc làm là 254 người chiếm tỷ trọng 63,5% tổng số lao động, điều này cho thấy, số lao động dư thừa còn khá nhiều, trong khi tỉ suất sử dụng lao động chỉ đạt trên 70%. Trong năm 2016, thực tế lao động còn dư thừa trong nông nghiệp của huyện khảo sát là 18.550 người. Tình trạng thất nghiệp trên địa bàn huyện không lớn, nhưng tình trạng dư thừa lao động lại khá cao, hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp. Trong khi đó, tâm lý của người dân chưa coi chăn nuôi là ngành kinh tế chính, trong khi chính quyền nhà nước chưa có các biện pháp khuyến khích để phát triển ngành này cho xứng đáng với tiềm năng của nó.

Đối với các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được thị trường lao động. Mặt khác, các trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm chưa phát triển. Các hình thức tư vấn và giới thiệu việc làm chưa được mở rộng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được

yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động.

Ưu điểm:

Nhìn chung, tỉnh đã tận dụng hết các nguồn, các phương thức tạo việc làm theo các chính sách, v.v… Nguồn vốn h trợ giải quyết việc làm từ ngân sách của địa phương cũng như Quỹ quốc gia giải quyết việc làm góp phần thay đổi nhận thức của người dân đặc biệt là người lao động nông thôn về việc làm. Việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên ngành ở thành phố đã thúc đẩy thực hiện các dự án nhanh và có hiệu quả ở cơ sở. Vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tỷ lệ thu hồi vốn đến hạn trả đạt rất cao, tỷ lệ rủi ro thấp chưa đến 1% số vốn cho vay. Thủ tục, hồ sơ vay vốn được đơn giản hóa, thuận tiện: có dự án khả thi, xác nhận của chính quyền địa phương về cư trú hợp pháp (đối với hộ gia đình) hoặc có tài sản đảm bảo (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) là đủ điều kiện vay vốn. Các hộ vay vốn được phát vay đến tận hộ gia đình. Lãi suất cho vay ưu đãi (bằng 70% lãi suất thị trường) có tác dụng như cú huých khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Người lao động có cơ hội tự tạo việc làm, không còn thụ động trông chờ vào các chính sách của địa phương hay Nhà nước mà năng động, sáng tạo tự tạo việc làm cho mình và thu hút những lao động khác. Thái Nguyên có những quyết định kịp thời về việc bổ sung nguồn vốn vay trong thời điểm kinh tế gặp khủng hoảng, khó khăn, đảm bảo được thu nhập cho người lao động mất việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Hạn chế:

Dựa trên lý thuyết về các cách thức tạo việc làm, nguồn vốn tạo việc làm sử dụng chưa triệt để. Hiệu quả tạo việc làm trên 1 đồng vốn so với các địa phương khác còn thấp. Trong các giải pháp tạo việc làm thì chưa chú trọng vào giải pháp phát triển các doanh nghiệp để tạo thêm việc làm cho người lao động. Cụ thể:

+ Trong quá trình thực hiện cho vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối tượng có dự án được vay vốn chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh thu hút từ 1 đến 2 lao động nh lẻ (chiếm tới hơn 80% tổng số vốn vay luân chuyển của Quỹ trong năm qua). Trong khi đó những doanh nghiệp tư nhân là đối tượng có thể tạo ra nhiều ch làm việc mới và ổn định, nhưng chỉ chiếm gần 20% tổng số vốn vay luân chuyển của

Quỹ. Định mức vốn vay giải quyết việc làm là 20 triệu chưa phù hợp với thực tế. Vì vậy, hầu hết vốn vay tập trung cho hộ vay gia đình nên chỉ tăng thêm thời gian làm việc của các thành viên trong gia đình mà không tạo thêm nhiều việc làm.

+ Lao động nông thôn còn chưa mặn mà với việc học nghề, còn xuất hiện tình trạng nhiều học viên sau khi được đào tạo lại không ứng dụng kiến thức được học vào sản xuất làm lãng phí thời gian, chi phí và công sức đào tạo. Do vậy, khó tạo tiền đề cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động và gây lãng phí nguồn lực con người và vật chất.

+ Công tác điều tra, khảo sát, nắm bắt thông tin liên quan đến nhu cầu học nghề và tạo việc làm chưa được triển khai một cách khoa học, thường xuyên. Số cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn khả năng thu hút lao động còn thấp, vì vậy, nhiều lao động được đào tạo nghề chưa có việc làm ổn định, hoặc không có việc làm. Mối quan hệ, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, tạo việc làm còn hạn chế.

+ Thứ nhất, phát triển kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế nói chung và cho lao động nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, do vậy cơ cấu lao động khó dịch chuyển. Phát triển công nghiệp là thế mạnh và là nơi thu hút nhiều lao động nhưng chưa thực sự năng động. Tốc độ đô thị hóa khá cao dẫn đến nhu cầu việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp càng trở nên cấp bách hơn: phân hoá giàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi trường; vấn đề an toàn về lương thực, thực phẩm, vấn đề cảnh quan đô thị

+ Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn còn thấp, còn thiếu kỹ năng trong nghề nghiệp đó cũng là những hạn chế trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp.

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tay nghề cho người lao động vẫn được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế về ngân sách, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu trong xã hội. ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, chưa theo kịp với sự thay đổi của thị trường. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng

được yêu cầu của người sử dụng lao động, v.v

Tỉnh chưa xác định rõ ràng phương hướng của hoạt động đào tạo nghề là theo nhu cầu của lao động tại từng địa phương (huyện/thị xã), có kết nối với chương trình việc làm quốc gia, tránh đào tạo tràn lan. Còn tình trạng người dân sau khi nhận tiền đền bù ruộng đất phải lâm vào tình trạng thất nghiệp và không có thu nhập, từ đó phát sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội.

Việc thực hiện quy trình xuất khẩu như hiện nay còn bộc lộ rất nhiều hạn chế; cần phải thay đổi, bổ sung sao cho phù hợp nhất với tình hình cụ thể.

Thứ ba,chiến lược phát triển kinh tế chưa phù hợp thực tiễn.

Hoạt động của doanh nghiệp nh và vừa nông thôn chưa giải quyết được việc làm cho người dân. Doanh nghiệp nh và vừa nông thôn có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tạo số lượng lớn việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Chưa có các chương trình h trợ doanh nghiệp nh và vừa từ phía địa phương để tạo vốn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông thôn. Thiếu vốn là khó khăn chung của các doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh nghiệp nh và vừa nông thôn càng khó khăn hơn, do hoạt động hiệu quả thấp, độ tin cậy về khả năng trả nợ đối với hệ thống ngân hàng, tín dụng chưa cao,..

+ Thứ tư,nhận thức về tự tạo và tìm kiếm việc làm của người nông dân còn hạn chế

Qua tham vấn người dân cho thấy, tư tưởng ỷ lại vào nhà nước và các tổ chức đoàn thể trong giải quyết việc làm của người dân bị thu hồi đất còn cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề còn thấp cùng với việc ỷ lại của họ đã làm cho nhiều chương trình, dự án tạo việc làm cho số lao động này chưa phát huy được hiệu quả. Tâm lý ỷ lại vào sự h trợ của nhà nước đã làm giảm đi tính tích cực, chủ động của người lao động trong chuyên đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới. Khi người dân không tích cực học nghề mới để chuyên đổi nghề nghiệp thì khó mà tìm kiếm được việc làm mới trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Thêm vào đó, tâm lý muốn làm việc

nh , ngại đi xa làm cho họ không chấp nhận làm lao động phổ thông, nặng nhọc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây chính là khó khăn lớn, đặt ra cho các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố trong giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa. Việc này đòi h i các cấp chính quyền không chỉ giải quyết bằng biện pháp kinh tế, hành chính mà còn có cả biện pháp tư tưởng thông qua tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục.

+ Thứ 5, quản lý về lao động chưa hợp lý.

Việc thông tin thị trường lao động và tuyên truyền chính sách việc làm chưa được hiệu quả. Thông tin thị trường lao động và công tác tuyên truyền về các chính sách việc làm có vai trò rất quan trọng, giúp người lao động có được việc làm và được tạo việc làm hoặc tự tạo việc làm. Về mặt tuyên truyền các chính sách việc làm, mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng cũng có nhiều người lao động và ngay cả các doanh nghiệp còn thiếu thông tin về các chương trình vay vốn giải quyết (như vốn từ chương trình 120). Điều này, gây lãng phí vốn khi vốn không đến được với người có nhu cầu. Làm ruộng vắt kiệt mồ hôi chỉ đủ ăn, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp không có vốn nhiều thanh niên tại các vùng nông thôn đành chọn con đường tha phương tìm việc điều này gây lãng phí nhân lực tại ch .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 84 - 88)