Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 40 - 43)

1.2.1 Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt Nam Nam

Kinh nghiệm của Hà Nam

Hà Nam là địa phương đã thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế nhằm thu hút lao động vào các khu công nghiệp và tạo ra nhiều ch làm cho người lao động. Với mục tiêu phát triển kinh tế để tạo việc làm là định hướng quan trọng nhằm giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định việc làm, tỉnh Hà Nam đã làm tốt công tác này.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nam đã h trợ tuyển được 429 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có 61 lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn hoàn thiện các thủ tục đi xuất khẩu lao động. Đoàn thí sinh của tỉnh tham dự Hội thi Tay nghề quốc gia lần thứ VIII năm 2014 với 03 thí sinh dự thi, kết quả có 02 thí sinh đạt giải ba (nghề Mộc dân dụng và Mộc mỹ nghệ), 01 thí sinh đạt giải khuyến khích nghề Công nghệ ô tô.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định cho vay 2.077 dự án từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm với tổng số tiền 4,644 tỷ đồng, thu hút tạo việc làm cho 2.322 lao động.

Trung tâm Giới thiệu việc làm đã tổ chức khảo sát nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 06 phiên giao dịch việc làm tại trung tâm và 10 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương thu hút 538 người tham gia đăng ký tìm việc làm và giới thiệu vào làm việc tại 135 đơn vị, doanh nghiệp. Tiếp nhận, tư vấn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho 900 người lao động, quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 654 người lao động với tổng số

tiền chi trả 5,636 tỷ đồng. Tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho 2.257 người, duy trì vận hành hoạt động có hiệu quả 02 Wesite: vlhanam.vieclamvietnam.gov.vn; Vieclamhanam.vn; tổ chức đăng tin tuyển dụng của 318 đơn vị, doanh nghiệp và có 31.860 lượt người truy cập để tìm kiếm thông tin việc làm.

Hiện nay Đề án "Đào tạo 1.000 lao động ngành công nghiệp h trợ doanh nghiệp Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2016" gồm tổ chức dạy tiếng Nhật, văn hóa Nhật và quy trình quản lý chất lượng 5S của Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đã xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng. Những năm gần đây, do việc mở rộng các khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới cũng như việc thu hút đầu tư diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khá lớn (khoảng 5.000 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 70%). Các huyện/thị xã có diện tích thu hồi đất lớn như: Mê Linh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Vĩnh Phúc được xem là địa phương đạt nhiều kết quả trong tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh phúc, 2013). Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn như sau:

Thứ nhất, do là địa phương có mức độ thu hút đầu tư cao nên tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp, dự án phải bố trí việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp đặc biệt là làm việc ngay trong các doanh nghiệp đó.

Thứ hai, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và lồng ghép với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956.

Thứ ba, xuất khẩu lao động được xem là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng.

dành một phần đất trong các dự án hoặc gần dự án để phát triển dịch vụ phục vụ công nghiệp, đặc biệt với hộ có diện tích bị thu hồi từ 40% trở lên.

1.2.2 Kinh nghiệm cho Thái Nguyên trong tạo việc làm đối với lao động nông thôn

Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương và các nghiên cứu có liên quan đến tạo việc làm cho lao động nông thôn, luận văn rút ra được một số kinh nghiệm cho Thái Nguyên trong tạo việc làm đối với lao động nông thôn như sau: Phát triển các cụm khu công nghiệp, sẽ tạo lực hút lao động ở khu vực nông thôn: Sự phát triển của các doanh nghiệp trong các cụm khu công nghiệp đã tạo ra nhu cầu việc làm trong xã hội, nó đem lại cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trên địa bàn, các tỉnh lân cận nói chung và lực lượng lao động ở khu vực nông thôn nói riêng.

Mạng lưới dịch vụ việc làm hoạt động hiệu quả: Hệ thống dịch vụ việc làm đã trở thành cầu nối quan trọng giữa người tìm việc và việc tìm người, thông qua hệ thống này, người lao động có nhiều thông tin hơn về đơn vị tuyển dụng, do đó biết được các doanh nghiệp đang cần gì và yêu cầu tối thiểu đối với người lao động như thế nào, mặt khác cũng biết được mức lương tối thiểu mà họ sẽ nhận được nếu được làm việc. Đối với doanh nghiệp, có cơ hội tìm được người như mong muốn để tối đa hiệu quả sản xuất. Có thể nói hệ thống dịch vụ việc làm đã giúp kết nối cung cầu lao động trên thị trường lao động.

Phát triển nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp cũng là một hướng đi vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa đem lại sự ổn định, nâng cao thu nhập cho lao động trong nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn là “giá đỡ” cho khu vực thành thị trước những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế như khủng hoảng, suy thoái kinh tế.

Chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH- HĐH. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cũng có sự thay đổi: Sự phát triển của thị trường hàng hóa, đòi h i cần thiết có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tăng năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.

Phát triển công tác đào tạo nghề ngắn hạn: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt với những người nhiều tuổi, hoặc không có khả năng theo học các khóa học dài hạn, thì việc đào tạo các nghề trong ngắn hạn để giúp người dân hòa nhập thị trường lao động, có cơ hội việc làm là cần thiết; đào tạo những nghề mà doanh nghiệp cần. Các địa phương có chính sách đào tạo nghề và những chương trình đào tạo nghề cụ thể cho lao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất đã đem lại hiệu quả, đó là người dân dễ dàng có việc làm hơn sau khi học nghề.

Đa dạng hóa loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp với khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng xã nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp.

Đề xuất khuyến nghị góp phần sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách dạy nghề và việc làm cho phụ nữ; Bổ sung một số nghề đào tạo mới phù hợp với phụ nữ để đưa vào giảng dạy ở cơ sở dạy nghề.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình Quốc gia về tạo việc làm, cũng như đào tạo nghề cho lao động nông thôn: H trợ cho vay vốn tín dụng thông qua các dự án nh ở địa phương như kinh tế trang trại, kinh tế hộ qua đình, các tổ hợp sản xuất, các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống và dịch vụ nông nghiệp.

Thúc đẩy xuất khẩu lao động cũng là kênh tạo việc làm tích cực cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái nguyên trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 40 - 43)