Phát triển KKTCK là khái niệm phức tạp và còn khá mới mẻ. Vận dụng phương pháp của kinh tế - chính trị Mácxít và những nguyên lý của kinh tế học phát triển, để xem xét sự phát triển KKTCK ở các khía cạnh sau đây:
Phát triển KKTCK, trước tiên đó là quá trình kinh tế được nhận thức tự giác, tổ chức không gian kinh tế thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại với các quốc gia có cùng chung biên giới. Chúng ta biết, bất cứ quá trình kinh tế nào diễn ra đều chịu sự chi phối của các quy luật khách quan. Song tính khách quan của quy luật không đồng nghĩa với tự phát và khách quan không có nghĩa là không có sự tham gia của con người. Đặc điểm hoạt động của quy luật kinh tế thông qua hoạt động của con người và con người là thực thể có ý thức, nhận thức vận dụng tự giác, tổ chức hoạt động kinh tế phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế không được nhận thức vận dụng tự giác, thì quá trình kinh tế vẫn diễn ra nhưng mang tính tự phát như: “bàn tay vô hình” của A.Smith hay C.Mác cho rằng đó là “lực lượng đằng sau người sản xuất”. Ăngghen còn gọi đó là “bà chủ quỷ quái”, nhưng khi đã hiểu được bản chất của nó, thì có thể biến nó thành “cô đầy tớ trung thành, ngoan ngoãn”.
Do vậy, về nhận thức nếu cho rằng phát triển KKTCK là khách quan hay chủ quan, hoặc là thế này hoặc là thế kia ở hai thái cực đối lập nhau thì đều là phiến diện. Theo cách hiểu như đã phân tích ở trên, phát triển KKTCK không còn là khái niệm trừu tượng nữa mà là quá trình kinh tế diễn ra trong hiện thực. Đó là quá trình nâng cao trình độ, mức độ và chất lượng hoạt động KKTCK dựa trên những điều kiện tiền đề nhất định về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, năng lực, hiệu lực quản lý của Nhà nước, đường lối kinh tế đối ngoại, quan hệ với đối tác… Phát triển KKTCK là quá trình từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, đây là quá trình biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất hoạt động của KKTCK. Điều đó có nghĩa là, không thể áp đặt một hình thức tổ chức quản lý khi chưa đủ những điều kiện cần thiết.
ngạch xuất-nhập khẩu (XNK), tăng quy mô vốn đầu tư, tăng doanh thu các hoạt động dịch vụ: du lịch, tài chính ngân hàng, thương mại… Sự tăng lên về quy mô, tốc độ, sản lượng đó gắn liền với chuyển dịch hoàn thiện cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế. Như vậy, hiểu phát triển KKTCK không chỉ đơn thuần tăng thêm về lượng của các bộ phận, các yếu tố. Tuy nhiên phát triển KKTCK, trước hết phải là tăng trưởng thương mại, các dịch vụ, quy mô đầu tư, nếu không có tăng trưởng các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì không có phát triển. Song không phải tất cả mọi sự tăng thêm về quy mô, tốc độ, sản lượng đều là phát triển, mà phát triển KKTCK có nội hàm rộng hơn tăng trưởng các yếu tố hoạt động kinh tế. Thực chất sự tăng thêm quy mô, tốc độ, sản lượng là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành tức là thay đổi cấu trúc (cơ cấu kinh tế). Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Phát triển KKTCK được thực hiện trong thể chế kinh tế nhất định. Ở nước ta hiện nay, đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Theo đó, hoạt động kinh tế của các KKTCK vừa tuân theo nguyên tắc thị trường vừa chịu sự quản lý của Nhà nước. Đảm bảo cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại cạnh tranh bình đẳng tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và những thông lệ quốc tế.
- KKTCK là hình thức tổ chức thực hiện các quan hệ kinh tế đối ngoại. Mục đích phát triển KKTCK là nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển không gian kinh tế - xã hội bền vững khu vực của cửa khẩu biên giới, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo về chủ quyền quốc gia.
Như vậy, phát triển KKTCK đó là quá trình nâng cao trình độ, mức độ, chất lượng hoạt động của KKTCK dựa trên những điều kiện tiền đề nhất định. Đó là sự mở rộng không gian kinh tế - xã hội, tăng trưởng thương mại, tăng thêm kim ngạch XNK, tăng doanh thu các loại dịch vụ… gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và phát triển bền vững khu vực cửa khẩu biên giới.
Khái niệm phát triển KKTCK biên giới như trên làm rõ hai vấn đề:
1) Nội dung phát triển KKTCK là phát triển không gian lãnh thổ về kinh tế, không gian lãnh thổ về xã hội (dân cư) và hoạt động trung tâm là giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới.
2) Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của KKTCK liên quan đến cơ chế, chính sách, tổ chức, quản lý phù hợp với vùng biên giới.