Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 76 - 83)

.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, việc thực hiện các cam kết vẫn còn những khó khăn; chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của hai nước chưa đồng bộ, đặc biệt chính sách của Việt Nam chưa kịp thời thích ứng với những biến đổi chính sách của Trung Quốc về phát triến KKTCK.

Thực tế chứng minh là sự phát triển nhanh hay chậm của KKTCK phụ thuộc nhiều vào chính sách phát triển của các quốc gia láng giềng có chung biên giới. Nếu quan hệ

chính trị giữa 2 quốc gia không tốt hoặc không cởi mở và chung nguyên tắc là cùng hưởng lợi từ KTCK và KKTCK thì ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.

Quan hệ Việt - Trung từ sau bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trung Quốc đã trở thành đối tác toàn diện quan trọng của Việt Nam. Lãnh đạo hai nước đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng có liên quan đến tất cả các lĩnh vực trên tinh thần tin cậy, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển. Điều đó đã tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế nói chung, phát triển các KKTCK nói riêng. Nhìn chung, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh phát triển biên mậu với Việt Nam. Có thể nhận xét Trung Quốc đã có cơ chế chính sách biên mậu linh hoạt, phù hợp nên đã tận dụng khá hiệu quả những ưu đãi về phương thức kinh doanh biên mậu để đẩy mạnh phát triển kinh tế cho các tỉnh biên giới giáp với Việt Nam. Chính sách của Trung Quốc một mặt đảm bảo tính ổn đinh lâu dài, mặt khác lại thể hiện được tính linh hoạt, thường xuyên thay đổi cho thích hợp với tình hình phát triển và có lợi cho hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Trung Quốc tại các cửa khẩu với Việt Nam. Trong khi đó, chính sách của Việt Nam thiếu tính ổn định, nhiều khi chậm thay đổi, dẫn đến sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong hoạt động XNK, XNC qua các KKTCK. Đặc biệt trong quản lý XNK, Trung Quốc luôn áp dụng các chính sách biên mậu đặc biệt làm cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt.

Việc hình thành và phát triển các KKTCK, quản lý phát triển và chỉ đạo điều hành, quản lý các hoạt động tại các KKTCK đòi hỏi bộ máy tổ chức cán bộ tại địa phương phải có những thay đổi để phù hợp với quản lý mới. Quá trình thực hiện đã góp phần quan trọng cải cách hành chính nâng cao năng lực tổ chức, điều hoà, phối hợp, phân công, phân cấp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và nước láng giềng. Việc áp dụng các cơ chế chính sách KKTCK đã đem lại một số tác động tích cực đến công tác quản lý nhà nước.

Việc chỉ đạo điều hành, quản lý hoạt động tại các KKTCK đòi hỏi bộ máy tổ chức cán bộ tại địa phương phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Quá trình thực hiện đã góp phần quan trọng cải cách hành chính nâng cao năng lực tổ chức, điều hòa,

phối hợp, phân công, phân cấp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Tuy nhiên, việc phân công, phân cấp, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước đối với KKTCK mặc dù đã được quy định đầy đủ rõ ràng nhưng việc triển khai hướng dẫn thực hiện của các cơ quan Trung ương còn chậm so với yêu cầu. Các cơ quan thuộc ngành dọc cũng chưa có cơ chế phối hợp đầy đủ với các cơ quan địa phương, do đó, khi gặp những bất cập thường lúng túng, chậm khắc phục.

Chưa có sự gắn kết giữa Doanh nghiệp - các KKTCK - các trung tâm kinh tế lớn của đất nước - các địa phương có thế mạnh ở phía sau (hậu phương) để tạo nguồn hàng chủ lực đủ sức cạnh tranh, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, làm cho các KKTCK chưa phát huy lợi thế, có sức cuốn hút các địa phương và các trung tâm kinh tế lớn của đất nước vào mối quan hệ giao lưu với các nước láng giềng.

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước đối với KKTCK mặc dù được qui định khá rõ ràng trong Nghị định, nhưng tổ chức phối hợp thực hiện còn khó khăn đã hạn chế hiệu lực cũng như hiệu quả của cơ chế chính sách và tạo ra những sơ hở lỏng lẻo trong quản lý .

Ban quản lý các KKTCK đã được thành lập nhưng còn mỏng về số lượng, yếu về năng lực và tính chuyên nghiệp. Quản lý một số lĩnh vực như đổi tiền, buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá... còn sơ hở, lỏng lẻo. Vấn đề kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá chưa được triển khai đầy đủ do thiếu cán bộ chuyên môn, thiếu phương tiện, thiếu chuẩn mực có căn cứ nên tạo ra những sở hở để các đối tượng làm ăn bất chính lợi dụng.

Lực lượng Hải quan tại nhiều cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu địa phương cũng còn thiếu. Tại nhiều cửa khẩu, nơi chưa có lực lượng Hải quan, việc giao lưu hàng hoá chưa được xác nhận. Các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh muốn có xác nhận hải quan phải đưa hàng đến các cửa khẩu có lực lượng Hải quan để làm các thủ tục hải quan, do vậy rất tốn kém về thời gian, chi phí vận chuyển, giao dịch… Vấn đề đặt ra là, một mặt lực lượng Hải quan không thể có mặt ở tất cả các cửa khẩu; mặt khác, doanh nghiệp, hộ

kinh doanh mong muốn được mua bán, trao đổi hàng hoá ở địa điểm thuận lợi, ít tốn kém nhất cho mình.

Thứ hai, khung khổ pháp lý và chính sách của Trung ương đối với KKTCK thiếu ổn định, chồng chéo, vướng mắc nhưng chậm được tháo gỡ

Quá trình thực thi chính sách do cấp Trung ương ban hành trong những năm qua có rất nhiều thay đổi và thường xuyên g p những chồng chéo, vướng mắc. Do cơ chế, chính sách ưu đãi thiếu tính ổn định nên gây tâm lý thiếu tin tưởng đối với các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến việc xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu kinh tế. Một số văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không phù hợp với các Luật, hoặc Luật đã được sửa đổi, ban hành nhưng các văn bản hướng dẫn Luật không sửa đổi kịp thời (như phân cấp, ủy quyền cho BQL KKTCK hay một số cơ chế chính sách ưu đãi,…) nên ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả phát triển KKTCK. Đặc biệt, kể từ ngày 01/9/2016, khi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực, kéo theo một loạt chính sách ưu đãi hết hiệu lực làm giảm hẳn tính hấp dẫn đầu tư vào KKTCK này; đồng thời nảy sinh một loạt các vướng mắc gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh trong khu kinh tế cũng như công tác quản lý các hoạt động của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng KKTCK còn yếu kém, nguồn lực đầu tư phát triển hạn chế, giải phóng mặt bằng khó khăn

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng có địa bàn rộng lớn, địa hình vùng núi hiểm trở, đến nay vẫn còn là khu vực đặc biệt khó khăn, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phụ thuộc chủ yếu vào vốn NSNN, trong khi vốn ngân sách trung ương đầu tư cho các KKTCK của cả nước hàng năm còn ít. Do ngân sách trung ương còn hạn chế, các dự án hạ tầng tại KKTCK lại thuộc địa bàn miền núi, địa hình hiểm trở, suất đầu tư xây dựng cao nên rất khó đáp ứng nhu cầu, đến nay nhiều dự án trong danh mục được ưu tiên đầu tư theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng vẫn chưa được đầu tư hoặc bị chậm tiến độ do thiếu vốn. Trong khi đó, tỉnh Lạng Sơn lại chưa có kế hoạch tổng thể hay các chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn từ nguồn vốn ngoài ngân sách

hoặc vốn ODA mà vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách trung ương. Bên cạnh đó, một số công trình giải phóng mặt bằng chậm, không bàn giao mặt bằng thi công đúng kế hoạch nên tiến độ hoàn thành cũng chậm theo.

Hạ tầng cơ sở KKTCK còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, chưa hấp dẫn các hoạt động đầu tư. Tiến độ triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng KKTCK còn chậm, trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước; chỉ mới chú trọng tới khu vực trung tâm cửa khẩu còn các khu vực khác thuộc KKTCK vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

Việc đầu tư kết cấu hạ tầng bên trong KKTCK theo quy hoạch được đẩy mạnh, nhiều công trình thiết yếu đã được đầu tư như Khu kiểm hoá cửa khẩu, trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu, các trạm kiểm dịch, bãi đỗ xe, khu thương mại, các công trình hạ tầng công nghệ thông tin; mạng intranet/internet dùng chung, Sàn giao địch thương mại điện tử, cổng giao tiếp điện tử được hình thành và phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của các cấp, các ngành; cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi hẳn bộ mặt KKTCK, có tác dụng lan tỏa thúc đẩy các vùng lân cận cùng phát triển.

Trục giao thông nối liền giữa KKTCK với các nơi khác ở trong nước và ngay cả với bên ngoài (phía nước bạn) chưa tốt. Chính điều kiện giao thương bất cập đã kéo theo những yếu tố không thuận lợi cho môi trường kinh doanh tại các KKTCK; cước vận tải cao, hạn chế trong vận chuyển từ cửa khẩu vào nội địa.

Thứ tư, nhân lực cho phát triển KKTCK còn thiếu và yếu

Cán bộ quản lý tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn còn thiếu và chưa được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Về cơ bản, cán bộ quản lý là các lực lượng tại chỗ từ trước khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các KKTCK. Do đó, sau khi các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các KKTCK đi vào thực hiện, công việc tăng lên, yêu cầu đòi hỏi cao lên. Vì vậy, cán bộ quản lý tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn gặp phải những khó khăn không dễ khắc phục ngay được.

Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý tại Ban quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm trong triển khai chức năng nhiệm vụ được giao. Ở nhiều ban quản lý, sau khi thành lập, các cán bộ được điều động từ các cơ quan khác của địa phương sang do vậy, về trình độ chuyên môn, khả năng am hiểu về pháp luật, nghiệp vụ quản lý chưa theo kịp yêu cầu.

Hạn chế về khả năng ngoại ngữ, đối ngoại, hiểu biết về thị trường nước láng giềng, đối tác để thu hút đầu tư cũng là một cản trở đáng kể. Còn có hiện tượng cán bộ Ban quản lý hoặc các cán bộ các lực lượng chức năng như Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch...chưa thực sự công tâm trong công việc, sách nhiễu, cửa quyền hoặc làm việc đại khái, không hết trách nhiệm.

Ngoài yếu tố chuyên môn, cán bộ quản lý tại các KKTCK còn thiếu về số lượng và chưa được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, các bộ, ngành cũng chưa quan tâm tới việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức của Ban quản lý.

Bên cạnh đó sự phối hợp công tác giữa các đơn vị trong KKTCK gồm Hải quan, Biên phòng, Công an, Kiểm dịch nhiều khi chưa nhịp nhàng hoặc các ngành chỉ chịu sự quản lý của ngành dọc, cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động chung của khu KTCK.

Kết luận chương 2

Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tiễn, trong chương 2, tác giả đã khái quát quá trình hình thành, phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn; đánh giá khách quan, cụ thể thực trạng phát triển của KKTCK này về không gian kinh tế và dân cư, về kinh tế-xã hội. Việc phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lạng Sơn nói riêng, khu vực biên giới cũng như của cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Do vậy, tiếp tục

nghiên cứu tìm ra giải pháp cụ thể, khả thi để phát triển KKTCK này vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài vừa là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)