Tạo bước đột phá về xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 98 - 99)

.

3.3.3 Tạo bước đột phá về xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ

thuật phục vụ cho phát triển kinh tế KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn

Một trong những giải pháp có tính cấp bách và lâu dài cần sớm thực hiện là xây dựng kết cấu hạ tầng đến các KKTCK. Mục tiêu này phải được nhà nước Việt Nam, các địa phương và nước láng giềng quan tâm bằng cách triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng có sự phối hợp thống nhất giữa các bên.

Việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KKTCK là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, do vậy cần đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước bằng nguồn ngân sách (mang tính chất mồi), cần huy động, sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ODA, tín dụng, vốn của các doanh nghiệp, vốn FDI, vốn đầu tư theo hình thức BT, BOT, BTO, PPP…để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của KKTCK.

Việc phát triển và đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong KKTCK được huy động vốn thông qua việc cho nhà đầu tư có khả năng về tài chính và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư thuê, thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất chưa cho thuê để cho thuê lại đất. Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu tố thuận lợi của các công trình hạ tầng kỹ thuật bên ngoài các KKTCK như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu chăng nữa cũng không thể hấp dẫn nhà đầu tư. Vì thế, cần chú trọng quy hoạch phát triển các tuyến trục giao thông nối liền các KKTCK với nội địa

và với các cửa khẩu và KKTCK của Trung Quốc để thúc đẩy phát triển và liên kết với các KKTCK trong vùng với các vùng trong cả nước và quốc tế.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong các KKTCK theo quy hoạch, ưu tiên một số KKTCK có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, của cả vùng. Quy hoạch kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ quyền quốc gia và an ninh biên giới trên cơ sở giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất , văn hóa của nhân dân.

Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài các KKTCK cũng cần phát triển đồng bộ để tạo điều kiện cho phát triển các KKTCK. Giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư phát triển các công trình hạ tầng ngoài KKTCK: đầu tư cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc giao cho ngành điện lực, công ty kinh doanh nước và ngành bưu chính viễn thông…

Xây dựng và triển khai chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đối với các KKTCK, cần được thực hiện đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và tính đến khả năng phục vụ lâu dài trong tương lai như nhà ở, các công trình công cộng…hướng tới hệ thống công trình cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của các khu đô thị cửa khẩu trong tương lai. Đồng thời với việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nối nội địa với các cửa khẩu, cần chú ý đầu tư xây dựng hệ thống giao thông giữa các huyện trong tỉnh với KKTCK để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế gắn với lợi thế cửa khẩu của địa phương.

Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng xã hội là trách nhiệm của nhà nước và của các doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng một phần vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác của xã hội bằng những cơ chế thích hợp, ưu đãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)