Nâng cao tính chủ động, đẩy mạnh cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 102 - 106)

.

3.3.5 Nâng cao tính chủ động, đẩy mạnh cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ

tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các nước cũng dần phải tuân thủ theo các quy định hoạt động thương mại quốc tế. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam không nên kỳ vọng vào việc sẽ còn được hưởng lâu dài ưu đãi của một số chính sách mà Trung Quốc áp dụng vừa qua như cơ chế biên mậu, do vậy cần sớm thay đổi cung cách giao dịch với các đối tác Trung Quốc, giảm thiểu sức ép của các “đầu nậu” Trung Quốc được tạo ra bởi chính cơ chế ưu đãi biên mậu của nước này. Thực chất, cơ chế biên mậu hiện nay khuyến khích doanh nghiệp nước ta kinh doanh theo kiểu “chộp giật” với các đối tác địa phương Trung Quốc, bất chấp các luật lệ thương mại thông thường như kiểm dịch, thanh toán hiện đại. Bản thân diện hàng hoá áp dụng cơ chế ưu đãi biên mậu sẽ dần bị thu hẹp và bất cứ thời điểm nào, cơ chế này cũng có thể bị phía

Trung Quốc điều chỉnh mà doanh nghiệp Việt Nam không có quyền chất vấn. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, trong xuất khẩu nước ta cần chủ động đổi mới hoạt động kinh doanh từ khâu sản xuất theo định hướng thị trường, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cần tăng cường hơn việc tìm hiểu thị trường, thiết lập các đại lý, văn phòng đại diện để nắm thông tin và mở rộng đối tác, tìm hiểu và đáp ứng những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, áp dụng thủ tục thanh toán, bảo hiểm hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đẩy nhanh việc thay đổi phương thức giao dịch sẽ tạo cơ hội thâm nhập một cách bài bản, dài hạn. Ngay đối với những mặt hàng Trung Quốc sản xuất có thế mạnh nhưng nếu doanh nghiệp biết tìm đúng địa bàn, có hàng chất lượng cao, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp thì vẫn có khả năng vào được. Điển hình như các sản phẩm dép Bitis, đồ chạm khảm, phích nước, thuốc lá, bột giặt, nệm mút... thương hiệu Việt Nam đã chen chân được và có thị phần tại Trung Quốc. Đặc biệt với mặt hàng thủy hải sản, rau quả nhiệt đới khi vào thị trường này cần có sự điều phối của các hiệp hội, tổng công ty để tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Khi xuất hàng sang thị trường này cần tránh tình trạng làm ăn tự phát, tự loại trừ nhau qua cạnh tranh xuất khẩu.

Thứ hai, doanh nghiệp nên khai thác nhiều hơn ưu đãi trong khuôn khổ ACFTA. Đây là một thoả thuận ưu đãi khu vực dựa trên các chuẩn mực đầy đủ của thương mại quốc tế. Trung Quốc cam kết áp dụng các nghĩa vụ tự do hoá trong khuôn khổ ACFTA một cách minh bạch. Doanh nghiệp nước ta cần nắm rõ quyền và nghĩa vụ của Trung Quốc trong lộ trình cắt giảm thuế và hoàn toàn có quyền chất vấn phía Trung Quốc khi có những biện pháp cản trở thương mại. Để đạt được yêu cầu này, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về ACFTA, làm quen với cơ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ACFTA để đủ tiêu chuẩn hưởng các ưu đãi của Khu vực mậu dịch tự do này. Giấy chứng nhận xuất xứ ACFTA (thường gọi là Form E) xác nhận một hàng hoá thực sự có nguồn gốc từ Việt Nam, Trung Quốc hay khu vực để được hưởng các ưu đãi của ACFTA. Thứ ba, doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong nước, giám sát các vấn đề trong thương mại song phương. Bản thân doanh nghiệp

cũng cần chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước ở địa phương, trung ương để kịp thời phản ánh những khúc mắc trong cơ chế nhập khẩu của phía Bạn, tìm cách thương thảo cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta. Trong điều kiện các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc phần lớn là các hộ gia đình nông dân, doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì việc đáp ứng những yêu cầu như trên, thậm chí chỉ là tiếp cận những thông tin chính sách mới thôi xem ra đã là rất khó khăn. Do vậy, mối liên kết, hợp tác dài hạn giữa nông dân với các hiệp hội ngành nghề, sự phối hợp của chính quyền địa phương với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

Thứ tư, về dài hạn, doanh nghiệp phải phát triển năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đổi mới công nghệ và thiết kế cho các mặt hàng của Việt Nam, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc. Nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh hiệu quả với hàng nhập khẩu của Trung Quốc ngay trên thị trường nước ta như bánh kẹo, đồ uống, bóng đèn, đồ sứ cho thấy cơ hội chiến thắng trên sân nhà của hàng hoá nước ta trước hàng hoá của Trung Quốc không phải là không có. Đối thủ đa diện như Trung Quốc chắc chắn cũng có những điểm yếu riêng. Điều cốt yếu là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, có chứng chỉ quốc tế về chất lượng, đăng ký thương hiệu, tăng cường quảng cáo tuyên truyền. Chỉ có như vậy mới vượt qua được hàng rào phi quan thuế.

3.3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường bảo vệ môi trường nhằm phát triển khu kinh tế cửa khẩu theo hướng bền vững

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác đ o tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Không ngừng nâng cao mặt bằng dân trí cho cư dân trên địa bàn, đặc biệt chú ý tới khu vực nông thôn. Chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề đào tạo nguồn lao động, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm ở vùng thu hồi đất để xây dựng KKTCK.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao từ nơi khác đến làm việc tại KKTCK, đặc biệt trong lĩnh vực gia công thương mại và các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Có chính sách sử dụng phù hợp khuyến khích nhân tài và tính năng động, sáng tạo của người lao động trong KKTCK.

Đa dạng các hình thức dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và gắn với thị trường lao động.

Ưu tiên đào tạo đội ngũ các nhà doanh nghiệp giỏi để cùng các nhà quản lý đảm nhận vai trò quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế - xã hội của KKTCK. Hướng vào các ngành nghề mũi nhọn như: công nghiệp, du lịch, kinh tế đối ngoại, thương mại, tài chính ngân hàng...

Ngành Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Giáo dục và Đào tạo từ Trung ương đến các địa phương có KKTCK cần phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho phát triển các KKTCK.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường tại các KKTCK

Khi tiến hành đầu tư xây dựng KKTCK cần phải kết hợp đồng thời với công tác bảo vệ môi trường trong và ngoài KKTCK. Các hướng chính sách bảo vệ môi trường của KKTCK là: bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất; Bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường đô thị. Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hoá các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số thải; ban hành các tiêu chuẩn chất thải cho KKTCK theo các ngành và lĩnh vực; xây dựng chính sách về tài chính, khuyến khích miễn giảm thuế hoặc cho vay vốn với việc nhập thiết bị và công nghệ xử lý chất thải. Đối với các đề án phát triển công nghiệp, du lịch cần giải trình phương án cụ thể về công nghệ và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Đảm bảo 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh và nâng tỷ lệ này lên 95-100% khi KKTCK đi vào hoạt động; xây dựng khu xử lý chất thải rắn, xây dựng hệ thống thoát nước và các cơ sở xử lý nước thải; khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, tăng cường đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường để có thể đảm đương việc thiết kế thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải; tăng cường thanh tra giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du lịch, thực hiện kiểm toán môi trường đối với các dự án đã hoạt động để đánh giá hiệu quả công nghệ sản xuất, hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải. Đẩy mạnh việc giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường. Áp dụng thu phí ô nhiễm và các biện pháp hành chính khác đối với các nhà máy thải ra môi trường khối lượng lớn khí

thải, nước thải. Thực hiện phân vùng môi trường để có các biện pháp phù hợp trong KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Đối với các khu đô thị, khu dân cư: quản lý và xây dựng các cơ sở xử lý nước và chất thải. Các đô thị mới phải đảm bảo đầu tư thích đáng cho việc bảo vệ môi trường bền vững. Việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến có khả năng gây ô nhiễm phải được thẩm định kỹ lưỡng.

Đối với các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn môi trường nước và không khí; không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp có chất thải chứa các tác nhân độc hại (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, các hoá chất độc khác); có chính sách cụ thể khuyến khích các cơ sở dịch vụ có đầu tư xử lý chất thải; có kế hoạch đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường để có thể đảm đương việc thiết kế thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải. Đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn: Cần lưu ý về quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các điều kiện vệ sinh môi trường vùng nông thôn (cấp và xử lý nước ăn, nước thải, chất thải) cần được thực hiện theo các chương trình của ngành y tế. Tiến hành lập quy hoạch các cụm dân cư gắn với bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)