1.3.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình trong phát triển KKTCK Cha Lo
Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 137/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 6 xã thuộc huyện Minh Hóa (gồm: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc, Hồng Hóa và Hóa Tiến), với tổng diện tích đất tự nhiên là 53.923 ha.
Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo nằm giữa 2 KKTCK Cầu Treo (Hà Tĩnh) và KKTCK Lao Bảo (Quảng Trị), có kết nối giao thương với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Cửa khẩu quốc tế Cha Lo chiếm vị trí điểm đầu trong hành lang phát triển kinh tế theo
đường Quốc lộ 12A gắn liền với vùng kinh tế Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 02/6/2014. Tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua khu kinh tế là trục giao thông quan trọng thu hút khối lượng lớn hàng hóa và hành khách đi qua. Hai tuyến đường trên là hai trục giao thông chính kết nối KKTCK Cha Lo với các đầu mối giao thông trong nước và quốc tế.
* Về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
Về quy hoạch chung xây dựng KKTCK Cha Lo đến năm 2030 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 21/02/2014. Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt, UBND tỉnh Quảng bình đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong KKTCK Cha Lo, gồm: Khu trung tâm cửa khẩu Quốc tế Cha Lo; Khu Bãi Dinh; Cụm thương mại kho ngoại quan tại khu vực Bãi Dinh; Khu dịch vụ - thương mại tại Km138+200 Quốc lộ 12A; Quy hoạch phân lô khu tái định cư Bãi Dinh; Khu vực ngã ba Khe Ve,...
* Về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển
Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo có các điều kiện địa hình và KT-XH khó khăn khá giống với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Tuy vậy, khi trình Chính phủ thành lập KKTCK Cha Lo, tỉnh Quảng Bình không đề xuất các chính sách ưu đãi riêng như đối với KKTCK Cầu Treo hay KKT-TM đ c biệt Lao Bảo mà chỉ áp dụng theo chính sách chung đối với KKTCK biên giới (trước đây là Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/ 2001 và hiện nay là Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Vì vậy, trong thời gian khá dài, từ 2002-2011 KKTCK Cha Lo hoạt động kém hiệu quả, thu hút đầu tư không đáng kể.
* Về điều hành, quản lý một số hoạt động chính - Quản lý hoạt động XNK, XNC và thu ngân sách:
Giai đoan từ 2011 trở về trước, hoạt động XNK, XNC và thu ngân sách của KKTCK Cha Lo kém phát triển và thấp hơn rất nhiều so với KKTCK quốc tế Cầu Treo do không có các chính sách ưu đãi đủ mạnh. Từ sau sự kiện khánh thành đưa vào hoạt
động cầu Hữu Nghị III giữa Nakhonphanom (Thái Lan) và Thakhek (Lào) vào cuối năm 2011 thì hoạt động XNK và XNC qua cửa khẩu Cha Lo liên tục tăng rất cao. Nếu như năm 2012 tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu Cha Lo đạt 392 triệu USD; XNC đạt 50 nghìn lượt phương tiện và 285 nghìn lượt người qua cửa khẩu; thu ngân sách đạt 170 tỷ; Đến năm thì đến năm 2015 tổng kim ngạch XNK đạt 2,13 tỷ USD; XNC đạt 143 nghìn lượt phương tiện và 482 nghìn lượt người. Riêng thu ngân sách năm 2014 đạt 226,6 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 giảm xuống còn 120 tỷ đồng (thuế hàng hóa qua cửa khẩu giảm mạnh chủ yếu do các m t hàng nông sản chủ yếu được áp dụng mức thuế 0% thay vì từ 5-10% như trước đây đối với các nước trong khu vực ASEAN). Đáng chú ý là từ năm 2014 lượng hàng quá cảnh qua KKTCK quốc tế Cha Lo đạt cao (năm 2014 kim ngạch hàng quá cảnh đạt 1,23 tỷ USD và 2015 là 1,77 tỷ USD).
Nhận thấy cơ hội phát triển trong giai đoạn mới, hàng năm tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nhiều cuộc trao đổi, tiếp xúc với lãnh đạo các tỉnh Khăm Muộn, Savanakhet (Lào), Nakhaphanom (Thái Lan) để bàn biện pháp thúc đẩy đầu tư, trao đổi hàng hóa qua biên giới; giảm bớt các thủ tục phiền hà ở các c p cửa khẩu. Đồng thời, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện và hàng hóa XNK qua cửa khẩu lưu thông trên các tuyến quốc lộ, giảm lệ phí qua cửa khẩu và tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu; đồng thời triển khai các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu như xây dựng hệ thống kho, bãi, tổ chức các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa. Do đó, phí sử dụng bến bãi đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo đã bắt đầu thực hiện từ năm 2014, bước đầu đã góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh, năm 2014 thu được 51,2 tỷ đồng và năm 2015 thu được 48,7 tỷ đồng. - Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại ở KKTCK Cha Lo mới bắt đầu được quan tâm đẩy mạnh từ năm 2012. Tuy nhiên số lượng các dự án đầu tư vào KKTCK Cha Lo vẫn còn khiêm tốn, hiện có 20 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 11 dự án đã hoàn thành với tổng số vốn thực hiện đạt khoảng 250 tỷ đồng. Hoạt động thương mại ở KKTCK Cha Lo cũng chủ yếu là dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu
tại khu vực trung tâm cửa khẩu Cha Lo và dọc tuyến Quốc lộ 12A, đường Hồ Chí Minh.
- Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Do triển khai quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng chậm (đến 2014 mới được phê duyệt quy hoạch chung) nên việc đầu tư xây dựng có sở hạ tầng còn mang tính tự phát, đầu tư dàn trải, thiếu định hướng nên đầu tư thiếu đồng bộ, chưa tranh thủ tốt sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương, đến nay mới chỉ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu tại Khu Trung tâm cửa khẩu, Khu vực Bãi Dinh với các hạng mục chủ yếu như: san nền, đường giao thông nội vùng, kè, công trình cấp thoát nước, bãi đỗ xe, Nhà làm việc Liên ngành tại cửa khẩu...với tổng số dự án hoàn thành và đang hiện là 19 dự án có tổng mức đầu tư khoảng 520 tỷ đồng. Trong đó, tổng vốn ngân sách trung ương được phân bổ đến hết năm 2015 là: 239,8 tỷ đồng; vốn từ ngân sách địa phương bố trí đến hết năm 2015 là: 27,2 tỷ đồng.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị trong phát triển KKTCK Lao Bảo
Cửa khẩu Lao Bảo thuộc địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị, nằm trên trục Quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào. Từ năm 1998, khu vực cửa khẩu Lao Bảo được hoạt động thí điểm theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg về quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo. Đến năm 2005, Khu kinh tế - thương mại đ c biệt Lao Bảo chính thức được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo có tổng diện tích 15.804 ha, với 07 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm: thị trấn Khe Sanh, thị trấn Lao Bảo và 05 xã Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long và Tân Thành), dân số khoảng 45.000 người. Đối diện với Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu kinh tế Đensavẳn của Lào. Hai KKTCK này là một nút quan trọng trên trục Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC), có điều kiện thuận lợi để phát triển mối quan hệ giao thương không chỉ đối với Lào mà còn với các nước nằm trên EWEC và các nước Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS). Từ năm 2008, Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo được Chính phủ xác định là một trong 09 KKTCK trọng điểm cả nước.
Tỉnh Quảng Trị đã phát huy tốt lợi thế chiến lược của mình, tham mưu cho Chính phủ đưa tuyến đường Quốc lộ 9 vào tham gia Hiệp định vận tải xuyên biên giới (GMS- CBTA) và hợp tác với tỉnh Savanakhet tham mưu cho Chính phủ Lào thành lập KKT Đensavẳn, mở ra cơ hội to lớn trong hợp tác phát triển với Lào cũng như các nước GMS. Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo.
Từ năm 1999 quy hoạch chung xây dựng Khu KT-TM Lao Bảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; năm 2000, UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt Quy hoạch phát triển KT-XH Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo đến năm 2010. Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị đã lập và phê duyệt 22 đồ án Quy hoạch chi tiết các khu chức năng, khu dân cư tập trung và các trung tâm xã. Các quy hoạch được quan tâm và sớm được phê duyệt là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đúng định hướng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin, tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên và chính sách phát triển, qua đó thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và các loại hình dịch vụ tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo.
* Về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, UBND tỉnh Quảng Trị đã chủ động nghiên cứu, xây dựng chính sách, tranh thủ sự hướng dẫn, hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương để tham mưu cho Chính phủ không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách áp dụng cho KKTTM đặc biệt Lao Bảo. Đồng thời, tỉnh Quảng Trị cũng đã tham gia tích cực, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng các chính sách hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào, chính sách phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây của các nước GMS và các quy định pháp luật khác liên quan đến KCN, KKT, KKTCK. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã ban hành các chính sách riêng của địa phương về hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng, đào tạo nhân lực cho KKT-TM đặc biệt Lao Bảo,...
Trong nhiều giai đoạn phát triển, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là KKTCK có chính sách ưu đãi cao nhất và là hình mẫu cho nhiều KKTCK khác học tập trong việc xây
dựng chính sách phát triển. Quá trình tổ chức thực hiện, BQL KKT tỉnh Quảng Trị đã chủ động, thường xuyên rà soát, phát hiện và tích cực bám sát các Bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách một cách nhanh chóng, kịp thời. Nhờ những chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đã giúp cải thiện cơ sở hạ tầng cho Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, góp phần xây dựng đô thị miền núi, tạo vùng kinh tế động lực, thúc đẩy phát triển KT-XH và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương và các khu vực lân cận, thúc đẩy mạnh m sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị. Chính sách phát triển Khu KT-TM Lao Bảo đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, Lào với các nước láng giềng, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia.
* Về điều hành, quản lý một số hoạt động chính
- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và thu ngân sách:
+ Giai đoạn 2005-2010: hoạt động XNK, XNC đã có chuyển biến tích cực nhưng số lượng và mức độ chưa lớn do Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) mới ở giai đoạn đầu khởi động, tuyến đường từ Mukdahan (Thái Lan) đến Đông Hà đang giai đoạn nâng cấp, cầu Hữu Nghị II giữa Mukdahan và Savanakhet chưa hoàn thành nên chưa thuận lợi cho giao thông đi lại.
+ Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: Hoạt động XNK, XNC và dịch vụ, du lịch tăng mạnh, đ c biệt là sau khi khánh thành cầu Hữu nghị II bắc qua sông Mê-kông nối liền c p cửa khẩu Savanakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan) đánh dấu thông tuyến EWEC. Tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu Lao Bảo giai đoạn 2010-2015 tăng gấp 3,5 lần giai đoạn 1998-2005; số lượng người và phương tiện XNC tăng bình quân gần 145%/năm, đạt khoảng 620.000 lượt người/năm. Thu ngân sách đạt gần 2600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh.
- Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại: Tỉnh Quảng Trị đã quan tâm, chủ động, sáng tạo quảng bá, xúc tiến đầu tư và thương mại bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp nên đã thu hút được một lượng khá lớn doanh nghiệp, dự án đầu tư, hộ kinh doanh vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Năm 1998 khi mới thành lập, trên địa bàn chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp, chưa có các siêu thị, trung tâm thương mại;
chỉ có 12 doanh nghiệp và chợ Khe Sanh là chợ hạng III với khoảng 300 lô quầy kinh doanh. Nhưng đến nay đã có hơn 400 doanh nghiệp; 68 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 4.000 tỷ đồng, diện tích đất thuê là 262 ha (trong đó có 04 dự án FDI với tổng số vồn đăng ký 26 triệu USD và hàng chục nhà máy đi vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực: sản xuất nước tăng lực; sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản xuất khẩu với tổng giá trị sản xuất công nghiệp (năm 2012) đạt gần 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh); có trên 3000 đang hộ kinh doanh, hệ thống các Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng miễn thuế, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải,... tại KKT này đã được đầu tư và đi vào hoạt động, tỷ trọng thương mại và dịch vụ bằng 65% tổng giá trị sản xuất các ngành, thể hiện rõ là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ với thị trường trong tỉnh, cả nước và một số nước trong khu vực. Về dân số và lao động, năm 1998 trên địa bàn Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo có khoảng 2,9 vạn người, đến nay tăng lên khoảng 4,5 vạn người (tăng gấp 1,7 lần) với 12.000 lao động.
- Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Công tác quy hoạch sớm được phê duyệt là điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo, nhất là vốn ngoài NSNN. Đến nay khu vực này đã hình thành đô thị miền núi khá khang trang, cơ bản đáp ứng các tiêu chí về chức năng đô thị và có định hướng rõ nét về phát triển đô thị trong tương lai. Đồng thời hệ thống kết cấu hạ tầng cũng đã góp phần quan trọng cải thiện được môi trường sống cho người dân tại khu vực, tạo điều kiện để thu hút được nhiều dự án đầu tư vào KKT, góp phần phát triển KT-XH, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới. Tuy nhiên, cũng như nhiều KKTCK khác trên cả nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo, nhất là các dự án hạ tầng thiết yếu còn phụ thuộc nhiều vào nguồn NSNN, trong khi nguồn vốn này đầu tư cho Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo còn hạn chế nên việc đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung, nhiều công trình đã khởi công nhưng phải đình hoãn, dãn tiến độ nên chưa phát huy được hiệu quả, đây là bài