Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 72 - 74)

.

2.3.1 Những kết quả đạt được

Một l , thúc đẩy kinh tế tỉnh Lạng Sơn v các tỉnh biên giới Việt - Trung phát triển.

Việc hình thành KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đã làm phong phú thêm tính đa dạng hóa của các loại hình KKT, đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở được xây dựng tại nước ta trong thời kỳ đổi mới vừa qua. Hoạt động thương mại, du lịch của tỉnh Lạng Sơn cũng như các tỉnh biên giới của nước ta với các tỉnh của Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh mẽ, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thương mại nội địa có bước khởi sắc, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động tạm nhập tái xuất có sự tăng trưởng nhanh. Các hoạt động dịch vụ về tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn nhà hàng… ngày càng được quan tâm, phát triển. KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các địa phương biên giới khai thác và phát huy thế mạnh và tiềm năng kinh tế của mình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, thực hiện liên doanh,

liên kết với các tỉnh thành trong cả nước, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và xuất khẩu. Thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo và có ý nghĩa rất lớn là đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh và cả nước. Hai là, thúc đẩy quá trình đô thị hoá, hình thành những khu tập trung dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập dân cư và củng cố quốc phòng của tỉnh.

Cùng với các hình thức hoạt động buôn bán là quá trình đô thị hoá diễn ra từng ngày, từng giờ tại KKTCK. Với sự hỗ trợ đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, KKTCK đã trở thành điểm sáng trên tuyến biên giới, hình thành một số đô thị biên giới. Những đô thị này đã tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, cải thiện hình ảnh Việt Nam và nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư khu vực biên giới.

Hạ tầng cơ sở của các đô thị vùng biên từng bước được hiện đại hoá, bộ mặt đô thị cũng được thay đổi nhanh chóng, nhà cửa được quy hoạch theo trật tự, đô thị mọc lên san sát, hầu hết là loại nhà 3, 4 tầng; toàn bộ dân cư đô thị và trên 60% dân cư vùng nông thôn đã có điện thắp sáng và có hệ thống nước hợp vệ sinh để sử dụng. Những khu vực như Đồng Đăng, Kỳ Lừa mặc dù ở xa trung tâm Hà Nội và thuộc khu vực đô thị ven biên, nhưng hệ thống viễn thông đã được nối mạng quốc tế; hệ thống giao thông không những được nâng cấp trong phạm vi nội địa mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế.

Ba là, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc thông qua quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư v du lịch

Không chỉ hoạt động thương mại, việc phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đã thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, trong đó có Lạng Sơn. Các nhà đầu tư của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số tỉnh miền Nam, gần hoặc tiếp giáp với Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Gần đây, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như châu

Âu, Mỹ của Trung Quốc bị thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các KKTCK miền núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu thế mạnh của địa phương. Đồng thời, thông qua các KKTCK biên giới, các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, hiện tại chủ yếu tập trung ở Quảng Tây (Trung Quốc), vùng tiếp giáp Việt Nam.

Thông qua phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, hoạt động du lịch tham quan, đi lại của dân cư, bao gồm cả các tỉnh vùng biên giới cũng như nhân dân hai nước ngày càng tăng lên, người dân đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với cơ chế thị trường, với giao lưu quốc tế và được thụ hưởng nhiều kết quả trực tiếp từ phát triển kinh tế tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)