Các nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 58)

- Công trình “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung v tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam” của TS Phạm Văn Linh, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội năm 2001 đã đề cập đến nhiều nội dung về phát triển các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam, phân tích vị trí, tầm quan trọng của KKTCK trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa, hội nhập và mở cửa kinh tế, thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác động của các KKTCK đến sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của các KKTCK.

- Công trình “Khuyến khích đầu tư thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2000; đã đề cập

đến nhiều nội dung liên quan đến phát triển KKTCK; đánh giá vai trò, thực trạng phát triển thương mại tại các KKTCK; sự cần thiết phát triển thương mại tại các KKTCK; qua đó đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư thương mại vào các KKTCK. Mặc dù cuốn sách mới tập trung phân tích và đề xuất phát triển lĩnh vực thương mại tại các khu kinh tế cửa khẩu, song cũng đã gợi mở cho việc phân tích đánh giá và đề xuất phát triển nhiều nội dung, lĩnh vực khác tại khu vực KTCK.

- Nghiên cứu “Một số chính sách và giải pháp chủ yếu cấp bách nhằm phát triển quan

Bộ thương mại, hoàn thành năm 2000; đã tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng các hoạt động thương mại tại khu vực biên giới Việt – Trung, đánh giá hệ thống chính sách mậu dịch biên giới của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường thương mại khu vực biên giới Việt –Trung; trên cơ sở đó đã đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển thương mại khu vực biên giới Việt - Trung.

- Công trình “Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà

Nội – Hải Phòng” của TS. Nguyễn Văn Lịch, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2005, đã đi

sâu phân tích và làm rõ những luận cứ khoa học của việc xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; đánh giá thực trạng phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; phân tích tác động của hành lang kinh tế đối với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc và đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Luận án tiến sĩ “Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào

Cai” của Giàng Thị Dung. Luận án đã khái quát hóa, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển

Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo. Trong đó, xây dựng khái niệm, nội dung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, mối quan hệ giữa phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo qua: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nghèo; Phân phối lại nguồn thu từ khu kinh tế cửa khẩu đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu; Phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng tải trên các kỷ yếu hội thảo như Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” tại Lào Cai, tháng 11/2005; Kỷ yếu Hội thảo khoa học giữa Học viện Tài

chính (Việt Nam) và Học viện kinh tế tài chính Quảng Tây (Trung Quốc) “Kinh tế biên mậu Việt Nam – Trung Quốc triển vọng và giải pháp thúc đẩy”, tổ chức tại Hà

Nội, 2006; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Các giải pháp phát triển hai hành lang một vành

đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới” tổ chức tại Lào Cai tháng

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý thuyết về phát triển các KKTCK biên giới, chỉ ra vị trí, tầm quan trọng của các KKTCK, tình hình phát triển hoạt động thương mại tại các KKTCK. Tuy nhiên, một loạt vấn đề mà các công trình nghiên cứu đã công bố chưa được đề cập hoặc được đề cập nhưng chưa có hệ thống và là nhiệm vụ mà chủ đề luận án này cần giải quyết là:

- Khái niệm về KKTCK và phát triển KKTCK; nội hàm của các khái niệm này; những nội dung của phát triển KKTCK; vị trí, tầm quan trọng của các nội dung này trong quá trình phát triển KKTCK.

- Thực trạng phát triển KKTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn hiện nay; thành tựu và hạn chế của phát triển KKTCK trong thời gian qua; nguyên nhân cản trở sự phát triển KKTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn hiện nay.

- Quan điểm, phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KKTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn những năm tới.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung luận giải cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở làm rõ các khái niệm liên quan, luận văn đã đưa ra khái niệm và phân tích nội hàm khái niệm phát triển KKTCK biên giới. Đó là quá trình nâng cao trình độ, mức độ, chất lượng hoạt động của KKTCK dựa trên những điều kiện tiền đề nhất định, là sự mở rộng không gian kinh tế - xã hội, tăng trưởng thương mại, tăng thêm kim ngạch XNK, tăng doanh thu các loại dịch vụ… gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và phát triển bền vững khu vực cửa khẩu biên giới.

Luận văn đã làm rõ vai trò, ý nghĩa của phát triển khu kinh tế cửa khẩu; chỉ ra những nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu bao gồm phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu (tôn trọng chủ quyền của các quốc gia về lãnh thổ; xác định các loại hình hoạt động kinh tế trong KKTCK; tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tại các KKTCK, cần chú ý đến các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch;

phát triển dân cư tại KKTCK) và phát triển giao lưu kinh tế qua cửa khẩu (hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, gia công trong thương mại, hoạt động du lịch tại các KKTCK).

Luận văn cũng đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá phát triển KKTCK; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KKTCK, đồng thời, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu của một số nước, nhất là của Trung Quốc và Thái Lan, luận văn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển KKTCK ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)