The Cross Border Economies of Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam (Các nền kinh tế biên giới của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam). Đây là nghiên cứu
trong khuôn khổ dự án mạng lưới phát triển (DAN) được điều phối bởi Viện Phát triển nguồn Campuchia (CDRI) do Quỹ Rockefeller tài trợ, với sự đóng góp của các viện nghiên cứu phát triển hàng đầu tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, nhóm tác giả gồm: KAS Murshid và Sokphally (Trung Tâm nghiên cứu cao cấp - Viện Phát triển nguồn Campuchia, Phnom Penh); Leeber Leebouapao, bà Phonesaly Souksavath, bà Phetsamone Sone, ông Souphith Darachanthara và ông Vanthana Norintha (Trung tâm Thống kê Quốc gia - Viện nghiên cứu kinh tế (Neri), Viêng Chăn); Worawan Chandoevwit, Yongyuth Chalamwong và Srawooth Paitoonpong (Viện Tài nguyên Phát triển Thái Lan - TDRI); Nguyễn Thị Kim Dung (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế (CIEM), Hà Nội); Cù Chi Lợi (Viện Kinh tế, Hà Nội).
Regional Economic Impacts of Cross - Border Infrastructure: A General Equilibrium Application to Thailand and Lao PDR (Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng xuyên biên giới: Mô hình cân bằng với Thái Lan và Lào). Trong bài viết này, các tác giả đã sử
dụng mô hình cân bằng để nghiên cứu tác động về kinh tế của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới giữa Lào và Thái Lan đối với sự phát triển của thương mại. Các tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới đường cao tốc trong việc thúc đẩy dòng hàng hóa lưu thông cũng như thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS). Phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu có thể làm giảm thời gian trung chuyển hàng hóa và giảm các phát sinh chi phí tại cửa khẩu.
Tác giả Mã Tuệ Quỳnh trong bài “Tăng cường vai trò lan tỏa của thương mại biên giới, thúc đẩy ước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Trung – Việt” đã đề cập đến
thực trạng phát triển kinh tế thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây sau hơn 15 năm, kể từ khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1991; thực trạng phát triển KTCK của tỉnh Quảng Tây; những vấn đề tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế thương mại biên giới và đối sách áp dụng để phát huy ưu thế thương mại biên
giới, mở rộng quan hệ giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù tài liệu mới chỉ đề cập chủ yếu đến phát triển thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây, song cũng đã giúp ích rất nhiều cho tác giả trong quá trình tham khảo để phân tích đánh giá vai trò của các cửa khẩu biên giới trong quá trình phát triển các KKTCK cũng như tạo sự gắn kết, lan tỏa giữa các vùng, miền khác nhau để phát triển thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tác giả Lưu Kiến Văn “Từng ước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Trung
- Việt. Trường hợp khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Đông Hưng – Móng Cái”. Đã
phân tích quá trình và đề xuất các giải pháp phát triển khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.