Một là, khai thác lợi thế chiến lược
- Về vị trí chiến lược: KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn và KKTCK Lao Bảo, Cha Lo có nhiều đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý cũng như xuất phát điểm về KT-XH,... Bài học kinh nghiệm từ thành công của Quảng Bình và Quảng Trị cho Lạng Sơn trước hết là việc khai thác và phát huy tốt hơn lợi thế về vị trí chiến lược của mình trong quá trình phát triển, đảm nhiệm tốt vai trò là một mắt xích quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông - Tây
Hai là, về xây dựng, ban hành chính sách phát triển:
Chủ động xây dựng chính sách, sớm trình Chính phủ phê duyệt và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện đã tạo điều kiện cho KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn sớm tận dụng được thời cơ để phát triển lớn mạnh. Đây là bài học kinh nghiệm cho KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, nhất là việc tham gia nhiều FTA thế hệ mới buộc nhà nước phải thay đổi hệ thống chính sách và pháp luật phù hợp với các hiệp định đã được ký kết, trong đó có các chính sách đối với các KKTCK. Vì vậy, tỉnh Lạng Sơn cần tập trung rà soát, nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển mới phù hợp với điều kiện thực tiễn của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh, tình hình mới, sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện. Trước mắt, cần khẩn trương rà soát, tháo gỡ ho c kiến nghị trung ương tháo gỡ các vướng mắc về chính sách của KKTCK so với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới (có hiệu lực từ 01/9/2016) để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư trong KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn yên tâm đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ba là, về quản lý các hoạt động của KKTCK
- Về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: quan tâm công tác lập quy hoạch và tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng thiết yếu của KKTCK như hệ thống đường giao thông, mặt bằng các khu công nghiệp, khu đô thị,
khu thương mại,... là điều kiện hết sức quan trọng để thu hút đầu tư và phát triển thương mại, dịch vụ.
Mặc khác, hiện tượng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn NSNN còn dàn trải, thiếu hiệu quả ở KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trong thời gian qua lại là bài học cần tránh. Quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn cần xác định nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN là nguồn vốn "xúc tác", "vốn mồi" để phát triển một phần những cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Khu kinh tế này. Từ đó, lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với tiến độ hỗ trợ vốn từ ngân sách, đảm bảo tính khả thi của từng công trình. Đồng thời có kế hoạch tiếp cận và huy động từ các nguồn hợp pháp khác như ODA, các hình thức đối tác công tư (PPP), nhất là các nguồn vốn ngoài ngân sách như để đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng KKTCK.
- Về thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp: Để đạt được kết quả tốt hơn trong lĩnh vực này BQL KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ việc phát huy lợi thế chiến lược đến xây dựng cơ chế chính sách, cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng... Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi và đổi mới, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế, đặc biệt cần quan tâm thu hút được một số dự án lớn mang tính động lực, làm đầu tàu nhằm tạo nên hiệu ứng thu hút đầu tư mạnh mẽ vào KKT.
- Về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), xuất nhập cảnh (XNC) và thu ngân sách: cần thúc đẩy mạnh hơn hợp tác kinh tế đối ngoại với các tỉnh của Trung Quốc; xúc tiến sớm thành lập Khu kinh tế đối xứng phía Trung Quốc. Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, nhất là cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh.