1.2.5.1 Các nhân tố khách quan
* Điều kiện tự nhiên
Các KKTCK ở nước ta có đặc điểm là gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia. Khi xác định phạm vi ranh giới KKTCK thì việc đầu tiên là phải dựa vào vị trí địa lý và các đặc điểm tự nhiên khác như địa hình, địa chất, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả các lợi thế sẵn có của từng KKTCK, trước hết là các lợi thế về điều kiện tự nhiên. Vì vậy, điều kiện tự nhiên của KKTCK trước hết là có ảnh hưởng đến phát triển KKTCK.
Mặt khác, khoảng cách từ các KKTCK đến các trung tâm kinh tế chính trị - văn hóa của địa phương và của nước láng giềng là khác nhau nên có các điều kiện thuận lợi và khó khăn khác nhau, do dó vị trí địa lý có ảnh hưởng đến giao lưu kinh tế, văn hóa, kéo theo là ảnh hưởng đến một loạt các hoạt động của KKTCK như quản lý XNK, XNC và cả đảm bảo an ninh quốc phòng. Điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn,… của KKTCK ảnh hưởng đến việc quy hoạch, kế hoạch và quản lý đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng của KKTCK. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển KT-XH nói chung và KKTCK nói riêng. Do đó, vấn đề quản lý và sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tài
nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của KKTCK hiện tại và trong tương lai.
* Các điều kiện về kinh tế, xã hội trong nước và của quốc gia láng giềng
Kinh tế trong nội địa càng phát triển thì lượng hàng hóa và dịch vụ có xu hướng dịch chuyển ngày càng nhanh và càng lớn qua các cửa khẩu để đến các thị trường ngoài nước và ngược lại; việc đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK và hệ thống giao thông cũng phụ thuộc lớn vào yếu tố phát triển kinh tế của mỗi nước. Vì vậy, khi ban hành cơ chế, chính sách đối với KKTCK cần phải xem xét, tính toán dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội trong nước và các nước láng giềng để có sự điều tiết phù hợp. Khi lượng hàng hóa, người và phương tiện qua cửa khẩu càng lớn thì hoạt động quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, thu ngân sách, quản lý thị trường, lao động và xuất cảnh, nhập cảnh, cũng như đảm bảo an ninh trật tự và quốc phòng càng phức tạp và ngược lại. Do đó, quy mô và cách thức hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng như kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thanh tra, xử lý vi phạm và các vấn đề phát sinh ở các KKTCK phải phù hợp với tình hình XNK, XNC ở từng KKTCK.
Ngoài ra, các vấn đề như văn hoá, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, giáo dục, y tế, và chất lượng cuộc sống của người dân hai bên biên giới ở các KKTCK thường có những khác nhau, dẫn đến các hoạt động đi lại, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới qua cửa khẩu cũng có những đ c điểm riêng, ảnh hưởng đến chính sách biên mậu và quản lý tại KKTCK,...
* Quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị của quốc gia với các nước trong khu vực, đặc biệt là với nước láng giềng có chung đường biên giới
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhân tố này tác động rất lớn đến việc phân tích, xử lý và ban hành các chiến lược, quy hoạch phát triển đối với KKTCK (chẳng hạn việc tham gia các Hiệp định thương mại liên quan đến lộ trình cắt giảm thuế các m t hàng XNK và tác động đến thu ngân sách tại KKTCK). Đặc biệt là mối quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị giữa hai nước láng giềng là yếu tố quyết định đến hệ
thống chính sách kinh tế cửa khẩu của mỗi nước (ví dụ: chính sách hạn chế m t hàng nhập khẩu ho c chính sách quá cảnh của hàng hóa sang nước thứ 3), thậm chí khi quan hệ hai nước lắng xuống phải đóng cửa hàng loạt cửa khẩu biên giới đất liền. Vì vậy, mỗi quốc gia, khi xây dựng và ban hành các chiến lược, quy hoạch phát triển đối với KKTCK cần phải dựa vào yếu tố quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị với các nước trong khu vực, nhất là với nước láng giềng; cần phân nhóm các KKTCK có tính chất tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và quan hệ kinh tế - chính trị với nước láng giềng để có chiến lược và các chính sách phát triển phù hợp.
* Khung khổ pháp lý và chính sách của nhà nước Trung ương đối với KKTCK
Các hoạt động của KKTCK chịu sự điều chỉnh của hệ thống khung pháp luật, hệ thống cơ chế, chính sách đ c thù và các quy định về dịch vụ công khá rộng lớn và phức tạp, liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực. Khung khổ pháp lý đó thường được ban hành từ nhà nước cấp trung ương, các địa phương cấp tỉnh nơi có KKTCK chủ yếu là cấp thực thi. Một thực tế là hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách và các quy định về dịch vụ hành chính công đối với KKTCK không phải lúc nào cũng đảm bảo cho các hoạt động ở KKTCK được thông suốt. Sự rối rắm, chồng chéo của hệ thống pháp lý đó có thể làm các doanh nghiệp và người dân trong KKTCK khó tiếp cận hay nắm bắt được đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh,... cụ thể của mình, dẫn đến cần phải có sự trợ giúp của các cơ quan QLNN địa phương tại KKTCK. Việc giải quyết các vấn đề tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan, tuy nhiên, cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi ho c chưa được quy định trong luật, ho c do sự chồng chéo, vướng mắc giữa các văn bản của các cơ quan quản lý cấp Trung ương ban hành về cùng một vấn đề hay đối tượng quản lý. Khi đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp Trung ương để giải thích hoặc “gỡ rối”.
Do vậy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và các quy định, hướng dẫn về các dịch vụ công của cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đối với KKTCK là một yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển KKTCK. Yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong KKTCK không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì
nó s gây ra hậu quả xấu cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của KKTCK. Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất cấp bách mà không được giải quyết kịp thời thì cũng đem lại hậu quả không mong muốn.
1.2.5.2 Các nhân tố chủ quan
* Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nói chung, phát triển KKTCK nói riêng. Muốn có giao thương hàng hóa, muốn khuyến khích đầu tư, muốn mở rộng du lịch, điều đầu tiên phải chú ý đến là cơ sở hạ tầng [7].
Cơ sở hạ tầng KKTCK là toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc và các dịch vụ xã hội như giao thông, hệ thống cấp thoát nước, nhà ga xe lửa, bến xe ô tô, cơ sở năng lượng, hệ thống điện, đường ống dẫn xăng, dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thông vận tải, nhà ở, cơ sở hệ thống dịch vụ tài chính, giáo dục và đào tạo, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi, du lịch, vui chơi giải trí, rác thải, môi trường đô thị,...nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư KKTCK. Như thế, cơ sở hạ tầng các KKTCK bao gồm cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng KKTCK có một số đặc điểm chủ yếu như sau: - Cơ sở hạ tầng của KKTCK thuộc loại dịch vụ công, là hàng hóa công cộng. Xét trên góc độ kinh tế học, dịch vụ công cộng là các hoạt động cung ứng cho xã hội những hàng hóa công cộng, bao gồm hàng hóa công cộng thuần tuý và hàng hóa công cộng không thuần tuý. Hàng hóa công cộng thuần tuý là loại hàng hóa mà khi nó được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó; và việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác. Hàng hóa công cộng không thuần tuý là những hàng hóa thoả mãn một trong hai đặc trưng trên. Dịch vụ công cộng là những hoạt động cung ứng các hàng hóa công cộng thuần tuý và không thuần tuý, bao gồm cả những hàng hóa công cộng có tính cá nhân thiết yếu được Nhà nước bảo đảm cung ứng như điện, nước sinh hoạt…Với tư cách là hàng hóa công cộng mà Nhà nước có chức năng cung ứng được sử dụng mang tính chung, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
- Cơ sở hạ tầng của KKTCK có thời hạn khấu hao lâu dài, vì vậy phải có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng thích hợp ngay từ đầu. Nghĩa là cơ sở hạ tầng không những đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà cả trong tương lai. Phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với các ngành khác và tổng thể kinh tế - xã hội trong khu vực mà nó phục vụ. Để đầu tư cơ sở hạ tầng KKTCK phải đầu tư kinh phí lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài do đó cần phải lựa chọn phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
* Sự phát triển của các doanh nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu
Sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia phụ thuộc vào số lượng, quy mô và trình độ phát triển của doanh nghiệp. Quốc gia nào có nhiều doanh nghiệp có quy mô và trình độ cao, thì cơ hội để tăng sản lượng, tăng thu nhập càng lớn. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với sự phát triển kinh tế tại các KKTCK. Hoạt động kinh tế tại các KKTCK trước hết là hoạt động giao thương hàng hóa, dịch vụ và du lịch. Vì thế quy mô phát triển của các KKTCK phụ thuộc vào số lượng, quy mô và trình độ của hệ thống doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ. Sự phát triển các doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ lại phụ thuộc vào một loạt nhân tố. Khi xem xét các nhân tố này cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Số lượng các doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại du lịch và dịch vụ tại các KKTCK. Số lượng các doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ càng nhiều, quy mô hoạt động kinh tế các KKTCK càng lớn và ngược lại.
- Quy mô doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ cũng có tác động ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế tại các KKTCK. Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có tiềm lực kinh tế lớn, có lợi thế do quy mô tạo ra, tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thể hiện cho trình độ phát triển kinh tế tại các KKTCK [8].
- Trình độ phát triển của doanh nghiệp thương mại, du lịch và dịch vụ cũng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế tại KKTCK. Trong các doanh nghiệp thương mại,
du lịch và dịch vụ, trình độ phát triển thể hiện ở công nghệ bán hàng, trình độ tổ chức quản lý của thương nhân chủ doanh nghiệp và trình độ của người lao động.
* Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
Việc phát triển KKTCK đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý và nguồn nhân lực về quản lý hoạt động tại các KKTCK. Các cán bộ quản lý KKTCK biên giới phải biết khai thác những lợi ích mà các nước lân cận dành cho nước ta trong quá trình hội nhập để phát triển nền kinh tế của mình. Trong quá trình đó, có thể họ sẽ gặp những vấp váp ban đầu, nhưng sau khi rút kinh nghiệm sẽ thu được nhiều lợi ích hơn là mất mát, nền kinh tế thương mại của nước ta sẽ trở nên thông thoáng hơn, gần với các chuẩn mực quốc tế hơn và do đó khả năng cạnh tranh cũng cao hơn.
Phát triển KKTCK để tham gia hội nhập đòi hỏi các bên đối tác tham gia phải đẩy mạnh tự do hóa thương mại, việc mở cửa thị trường cho nhau đòi hỏi các bên phải luôn có tính chủ động, tính toán thiệt hơn và khẩn trương trong hành động để khỏi tuột mất cơ hội, đồng thời phải bảo đảm giữ vững độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia. Điều này buộc các cán bộ quản lý hoạt động KKTCK biên giới luôn phải tự nâng cao năng lực để đáp ứng cơ chế quản lý mới này, đồng thời Nhà nước và chính quyền địa phương cũng phải tích cực hỗ trợ để họ có thể thực thi tốt nhiệm vụ của mình thông qua các khoá đào tạo bổ trợ kiến thức và quá trình nghiên cứu thực tế ở địa phương.