Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 106 - 113)

.

3.3.7 Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh

Các KKTCK phần lớn đều nằm ở khu vực biên giới đất liền, có vị quan trọng về quốc phòng và an ninh, do vậy cùng với việc thực hiện phương hướng và các giải pháp để phát triển KTCK và KKTCK cần phải chú trọng tới các giải pháp củng cố an ninh quốc phòng ở các KKTCK: Tích cực tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở các xã khu vực biên giới bằng nhiều hình thức thích hợp như xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, đưa dân cư ra biên giới…Thực hiện tốt kế hoạch phân giới cắm mốc, rà phá bom mìn ở khu vực biên giới. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng: Biên phòng, Công an trong lĩnh vực bảo vệ an ninh biên giới, phòng chống tội phạm qua biên giới, buôn bán vận chuyển hàng hoá trái phép, chống xâm nhập qua biên giới. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Biên phòng, Công an, Hải quan của hai nước có chung biên giới để ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép, tội phạm hình sự chốn

qua biên giới, buôn lậu qua biên giới, buôn bán vận chuyển ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới theo các Hiệp định ký kết về công tác phòng tội phạm, phòng chống vận chuyển buôn bán trái phép chất ma tuý, phòng chống buôn lâu qua biên giới. Tập trung đầu tư xây dựng các đồn biên phòng, các công trình phòng thủ, các đường tuần tra, vành đai biên giới. Tăng cường khả năng cơ động, xây dựng lực lượng quân đội, công an phản ứng nhanh để có thể ứng phó tình trạng khẩn cấp. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng dọc biên giới về ý thức dân tộc, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể triển khai các chương trình phối hợp hành động để đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ chủ quyền biên giới. Quy hoạch bố trí lại các đồn, trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng khu vực. Phát huy hiệu quả hệ thống đường tuần tra biên giới chuyên dụng phục vụ trực tiếp công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh tế-xã hội trong nước và khu vực, luận văn đã phân tích, làm rõ những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Để tận dụng được những cơ hội, hạn chế ảnh hưởng của các thách thức, phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trong những năm tới cần xây dựng thành đô thị thương mại du lịch ven biên giới; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc các ngành nghề, tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước; lấy hiệu quả kinh tế, chính trị làm tiêu chí quan trọng, tính toán đầy đủ ảnh hưởng của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, sao cho các bên tham gia đều được hưởng lợi; có thứ tự ưu tiên theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia; đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, bảo vệ môi trường.

Để phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trong đó, trước mắt cần tập trung hoàn thiện công tác quy hoạch không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu; tạo bước đột phá về xây dựng và nâng cấp chất lượng

kết cấu hạ tầng kỹ thuật; tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư; nâng cao tính chủ động, đẩy mạnh cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường bảo vệ môi trường nhằm phát triển theo hướng bền vững và tăng cường củng cố quốc phòng an ninh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Khu kinh tế cửa khẩu thường được xác định là một không gian kinh tế nhất định có đặc tính gắn với cửa khẩu biên giới đất liền; được hình thành và phát triển dựa trên nhiều chính sách đặc thù riêng biệt nhằm khai thác tối đa lợi thế sẵn có, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, mở rộng giao lưu kinh tế qua biên giới, phát triển thương mại và các loại hình dịch vụ, gắn với xây dựng và phát triển tình hữu nghị ổn định, bền vững về chính trị giữa hai nước có chung biên giới, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mới, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, luận giải.

Luận văn đã luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển KKTCK, làm rõ khái niệm, đặc điểm KKTCK; khái niệm, mô hình, nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng phát triển KKTCK; phân tích kinh nghiệm một số nước và rút ra một số bài học cho phát triển KKTCK ở nước ta.

Luận văn đã phân tích, đánh giá khách quan, chính xác thực trạng phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trong thời gian qua.

Trên cơ sở phân tích những cơ hội, thách thức, luận văn đã chỉ ra phương hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi để phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trong thời gian tới. Đó là hoàn thiện công tác quy hoạch không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu; tạo bước đột phá về xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư; nâng cao tính chủ động, đẩy mạnh cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường bảo vệ môi trường nhằm phát triển theo hướng bền vững và tăng cường củng cố quốc phòng an ninh.

Các giải pháp mà luận văn đề xuất có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau, nên cần phải tiến hành đồng bộ, toàn diện, không tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ bất cứ một giải pháp nào. Có như vậy, vấn đề phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn mới thực sự có chất lượng, hiệu quả trên thực tế. Mặt khác, thực tiễn luôn luôn vận động và phát triển, nên vấn đề này vẫn cần phải được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

* Đối với Quốc hội, Chính phủ v các cơ quan Trung ương

- Nghiên cứu, xem xét ban hành một bộ luật riêng về Khu kinh tế (trong đó có KKTCK) để tạo khung cơ sở pháp lý chung, thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao hơn trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan như: Các mô hình và thể chế đối với các KKT; việc thành lập, xóa bỏ KKT; tổ chức bộ máy Ban quản lý KKT; về nguyên tắc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho các KKT trọng điểm; về quản lý đầu tư, thương mại, xây dựng, đất đai; các chế tài xử lý vi phạm và các vấn đề phát sinh trong KKT;...

- Nghiên cứu thống nhất một đầu mối cấp Bộ quản lý nhà nước các KKT và thực hiện mô hình "một cửa" tập trung cấp Trung ương đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh, các ban quản lý khu kinh tế trong việc kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh, các vướng mắc từ quá trình điều hành, quản lý hoạt động.

-Nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể về việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước các doanh nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng; các chính sách về thủ tục đầu tư rút gọn đối với các dự án đầu tư vào các KKTCK trọng điểm để tạo điều kiện thuận lợi, kích hoạt thu hút đầu tư vào KKTCK.

- Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, đồng bộ phục vụ tốt cho việc vận chuyển, bảo quản, lưu giữ hàng hoá.

- Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu gian lận thương mại trên biên giới nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, chống thất thu thuế cho nhân sách nhà nước.

- Các lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm dịch và các địa phương thường xuyên trao đổi, hợp tác với các lực lượng chuyên ngành chức năng phía bạn để nắm thông tin, cùng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Đồng thời, giảm chi phí không chính thức, tiếp tục tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp.

* Đối với các doanh nghiệp

- Về lâu dài, cần nâng cao quy trình sản xuất cải thiện chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đầu ra của mình, điều này giúp cho doanh nghiệp hạn chế tình trạng bị ép giá khi xuất khẩu. Trước mắt là quy hoạch vùng trồng trái cây, đầu tư công nghệ chế biến, công nghệ sinh học bảo quản.

- Cần đàm phán, thống nhất chặt chẽ, cụ thể với bạn hàng Trung Quốc về mặt hàng, quy trình áp dụng... để có kế hoạch kinh doanh, tránh rủi ro thiệt hại.

- Tiếp tục liên kết chặt chẽ với đối tác nước ngoài để duy trì nguồn hàng xuất nhập khẩu, đồng thời tìm kiếm, hợp tác liên doanh, liên kết với doanh nghiệp các nước nói chung và doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng để xuất nhập khẩu vận chuyển hàng hoá qua đường Lạng Sơn. Thu hút kêu gọi đầu tư cơ sở sản xuất tại Lạng Sơn để sản xuất, lắp ráp, gia công, chế biến hàng hoá có hàm lượng giá trị, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng hàng hoá, nguồn gốc xuất xứ để xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

- Mở rộng hệ thống kho, bãi, phát triển dịch vụ logistics; nghiên cứu quy hoạch hệ thống lại các điểm tập kết, kho bãi lưu giữ, địa điểm kiểm tra hàng hoá theo hướng tập trung, thống nhất, có quy mô hiện đại đáp ứng được sự gia tăng, phát triển về lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Kim Dung, Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng cơ chế chính sách và các biện pháp quản lý kinh tế đặc thù đối với khu vực cửa khẩu trên bộ phía Bắc Việt Nam, Hà Nội, 1999.

[2] Nguyễn Mạnh Hùng, Khuyến khích đầu tư - thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, 2006.

[3] Ngô Thắng Lợi, Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2008.

[4] Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Chuyên đề khu kinh tế cửa khẩu, Hà Nội, 2000.

[5] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng hợp đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội, 2008.

[6] Đặng Đình Đào, Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nước ta trong cơ chế thị trường, Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 1994. [7] Ngô Bá Ân, “Đẩy mạnh hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng - giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lào Cai, 2007.

[8] Hoàng Văn Hải, “Tăng cường vai trò của Trung tâm thương mại, chợ và khu kinh tế cửa khẩu trong phát triển thương mại Việt Nam - Trung Quốc”, Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam Trung Quốc - triển vọng và giải pháp thúc đẩy, Hà Nội, 2007.

[9] Phạm Văn Linh, Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hang hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

[10] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kinh tế Trung Quốc hơn 20 năm cải cách mở cửa, những vấn đề phương pháp luận và bài học đối với Việt Nam, Hà Nội, 2004.

[11] Vũ Đình Ánh, An ninh kinh tế biên mậu Việt Trung”. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy, Hà Nội, 2006.

[12] Lưu Ngọc Trịnh, “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lào Cai, 2005.

[13] Chính phủ, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội, 2008. [14] Bộ Xây dựng, Đề án xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc, Hà Nội, 1996. [15] Chính phủ, Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Thủ

tướng Chính phủ về “phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội, 2008.

[16] Chính phủ, Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 3 năm 2009 về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu, Hà Nội, 2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)