.
3.1.2 Những khó khăn, thách thức
Thứ nhất, Trung Quốc đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, linh hoạt, làm sôi động
kinh tế vùng biên (như nới quyền, nhường lợi cho vùng biên; lấy biên mậu thắp sáng vùng biên...) trong khi đó sự thích ứng của Việt Nam còn chậm: Các khu khai phát của Trung Quốc đối diện với các KKTCK của Việt Nam đang có mức phát triển cao hơn cả về mặt thể chế, luật pháp, cơ sở hạ tầng, nề nếp quản lý, kinh nghiệm hợp tác và thương mại. Trong khi Việt Nam chưa sẵn sàng cho thị trường tự do hoàn toàn, thì hàng hóa Trung Quốc giá rẻ đã tràn ngập khiến cho các nhà sản xuất trong nước lo ngại và đe dọa đến việc làm của người lao động trong nhiều khu vực. Xét từ cơ cấu xuất khẩu hàng hóa, những năm gần đây, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc khá giống nhau, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường thứ ba ngày càng quyết liệt. Nhìn chung, với thế và lực của Trung Quốc hiện nay, tự do hóa thương mại sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế tại các KKTCK Việt Nam trước khả năng cạnh tranh cao hơn của hàng hóa và dịch vụ từ Trung Quốc.
Thực tế này cho thấy cần có những cơ chế chính sách của Nhà nước để thúc đẩy quá trình phát triển của đồng bào biên giới nói chung và các khu vực cửa khẩu nói riêng; chủ động hơn trong quan hệ giao lưu biên mậu với Trung Quốc thông qua các KKTCK.
Thứ hai, sự cạnh tranh của các cửa khẩu biên giới khác trong khu vực ASEAN và các
nước ASEAN với Trung Quốc: Hiện tại, ASEAN là bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc, còn Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 6 của ASEAN. Ngoài các cửa khẩu với Việt Nam, Trung Quốc còn có các cửa khẩu với các nước ASEAN khác với quy mô lớn hơn nhiều. Chỉ tính riêng việc xuất khẩu một một số sản phẩm vào thị trường Trung Quốc, vị thế của Việt Nam còn khá khiêm tốn so với nhiều nước ASEAN.
Thứ ba, biên giới Trung Quốc với Việt Nam vẫn còn những khó khăn tồn tại có tính
chất lịch sử về biên giới, lãnh thổ: Việc xây dựng các KKTCK muốn được thuận lợi nhất định phải dựa trên tinh thần thực sự cầu thị, đổi mới tư duy, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, nâng cao độ tin cậy, tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực vì lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của cả khu vực.
Thứ tư, bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế phát triển, việc xây dựng các KKTCK còn phải
tính tới các yếu tố an ninh, chính trị, những vấn đề mang tính xã hội phức tạp như buôn lậu các chất ma túy, di dân bất hợp pháp, buôn bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm quốc tế, khủng bố quốc tế…
Thứ năm, để phát triển kinh tế tại các KKTCK, hiện rất cần một số chính sách ưu đãi
đặc thù: Tuy nhiên, việc ban hành những quy chế như vậy cần được nghiên cứu kỹ để không trái với những cam kết WTO mà các nước liên quan nay đều đã là thành viên chính thức của tổ chức này. Hiện còn thiếu một cơ chế về phát triển kinh tế tại các KKTCK quốc gia, sự phối hợp chính sách trong lĩnh vực này giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như hệ thống kết cấu hạ tầng gồm giao thông vận tải, thông tin, cung cấp điện, nước, kho bãi... còn rất yếu kém.
Thứ sáu, phát triển KTCK tại các KKTCK đứng trước những vấn đề cần giải quyết
phòng, ổn định biên giới; giữa yêu cầu phát triển nhanh với dân trí thấp; giữa yêu cầu tỉnh nào cũng muốn phát triển nhanh các KKTCK của tỉnh mình và đòi hỏi những cơ chế ưu đãi, nhiều vốn đầu tư từ NSNN song nguồn vốn này luôn hạn hẹp.