Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển KTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 32)

Khi nghiên cứu về phát triển KTTN nói chung và đi sâu vào các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực này có thể kết luận rằng. Tác động và những đóng góp của KTTN đối với phát triển kinh tế xã hội được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Một là, Sự phát triển của KTTN góp phần huy động ngày càng nhiều các nguồn vốn của các tầng lớp nhân dân đầu tư vào sản xuất. Vốn đầu tư của khu vực KTTN đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương.

Hai là, Khu vực KTTN phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng thu ngân sách cho Nhà nước, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Để đánh giá đúng được sự phát triển của nó một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua đó là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà kết quả cuối cùng là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp và tổng sản phẩm trong nước đóng góp, nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm. Mức độ đóng góp của khu vực KTTN xét về góc độ kinh tế được thể hiện rõ nét nhất chính là tỷ lệ GDP của khu vực KTTN so với GDP của nền kinh tế.

Giá trị sản xuất cuối cùng được thể hiện bằng doanh thu. Một phần doanh nghiệp sẽ thu về cho mình, tiếp tục tái đầu tư, một phần khác doanh nghiệp đóng góp cho Nhà nước theo một tỷ lệ quy định, đó là thuế. Tỷ lệ đóng thuế cho Nhà nước hằng năm phản ánh cụ thể con số thực chất trên góc độ tài chính mà doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Doanh nghiệp đóng thuế càng

nhiều chứng tỏ làm ăn có hiệu quả, thể hiện sự lớn mạnh và phát triển của KTTN trên địa bàn.

Ba là, Ngoài các đóng góp trực tiếp qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và các chỉ tiêu tài chính ở trên sự phát triển của KTTN nói chung hay của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này nói riêng còn được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, thu hút lao động địa phương vào làm việc, vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng cho địa phương. Góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tất cả các yếu tố đó đều thể hiện được sự thay đổi cả về chất và lượng, thể hiện sự phát triển thực sự của kinh tế tư nhân [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 32)