Thực trạng phát triển KTTN tại huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 47)

2.2.1 Gia tăng về số lượng doanh nghiệp KTTN

a- Tình hình đăng ký kinh doanh các cơ sở kinh tế tư nhân.

Trước thời kỳ đổi mới (năm1986), khu vực KTTN là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa, không được pháp luật bảo vệ và khuyến khích phát triển. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) và nhất là từ khi ban hành luật DNTN và Luật Công ty (thông qua ngày 21/12/1990 và có hiệu lực từ ngày 15/4/1991), Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/01/2000), cùng nhiều chính sách khuyến khích phát triển khác KTTN từng bước hồi sinh và có những bước phát triển mạnh mẽ trở lại.

Bảng 2.1 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh.

ĐVT: Hộ, DN, C.ty

Loại hình

Năm

2010 2014 2015 2016

1 Hộ cá thể 256 972 1175 1395

2 Doanh nghiệp tư nhân 1 25 31 38

3 Công ty TNHH 1 22 27 32

4 Công ty Cổ phần 5 6 6

Tổng số 258 1024 1239 1471

( Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Phú Bình)

Tính đến 31/12/2016 đã có 1.471 hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đăng ký kinh doanh hoạt động tại huyện Phú Bình. Trong đó: Hộ cá thể chiếm 94,83%; DNTN chiếm 2,58%; Công ty TNHH chiếm 2,18%; Công ty CP chiếm 0,41%.

Biểu đồ: 2.1 Số lượng các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh

Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Phú Bình

Số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có sự gia tăng mạnh từ năm 2010 trở lại đây. Giai đoạn năm 2010 trở về trước chỉ có tổng số 258 doanh nghiệp và hộ cá thể đăng ký thành lập, từ năm 2010 đến 2016 có tổng số 1.213 doanh nghiệp và hộ cá thể đăng ký thành lập, như vậy so với giai đoạn 2010 trở về trước, giai đoạn 2010 đến nay số lượng doanh nghiệp và hộ cá thể đăng ký thành lập đã tăng lên 4,7 lần, trung bình mỗi năm có 173 cơ sở mới đăng ký thành lập. Xét trong từng loại hình cụ thể ở khu vực KTTN có sự gia tăng khác nhau về số lượng và tỷ lệ, trong đó gia tăng mạnh nhất vẫn là loại hình Hộ kinh doanh cá thể và DNTN: trung bình mỗi năm có 163 hộ cá thể, 5 DNTN, 4 công ty TNHH, 01 công ty Cổ phần mới đăng ký thành lập. Trong các loại hình kinh doanh thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Phú Bình thì loại hình công ty CP có sự phát triển muộn hơn và có số lượng thấp nhất.

Sự biến động của khu vực KTTN nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư đã bước đầu ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình trong khu vực kinh tế tư nhân. Xu hướng lựa chọn phát triển sản xuất kinh doanh tập trung vào loại hình yêu cầu vốn đầu tư thấp và quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện hiện tại như loại hình hộ cá thể và DNTN, hai loại hình này chiếm tới trên 90% số cơ sở đăng ký kinh doanh

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Hộ cá thể DN Tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần

Năm 2010 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

trên địa bàn huyện tính đến 31/12/2016.

Loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn và hiện đại hơn như công ty TNHH, công ty CP có xu hướng lựa chọn ngày càng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn so với hộ cá thể và DNTN.

Sự gia tăng số lượng các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện chứng tỏ xu hướng biến động phù hợp với quy luật khách quan trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, qua đây cũng phản ánh sự quan tâm của chính quyền các cấp tới sự phát triển của kinh tế tư nhân, tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích đầu tư, tạo cơ hội bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển.

* Phân bố các loại hình theo địa bàn xã, thị trấn: + Hộ kinh doanh cá thể (Bảng 2.2):

Bảng 2.2 Số lượng hộ cá thể trên địa bàn huyện Phú Bình qua các năm.

ĐVT: hộ

Diễn Giải Năm

2010 2014 2015 2016 Tổng số 256 972 1175 1395 Trong đó: 1 Xã Thượng Đình 5 14 21 36 + Tỷ lệ (%) 1,95 1,44 1,79 2,58 2 Xã Nhã Lộng 6 17 22 26 + Tỷ lệ (%) 2,34 1,75 1,87 1,86 3 Xã Điềm Thụy 28 103 122 143 + Tỷ lệ (%) 10,94 10,60 10,38 10,25 4 Xã Úc Kỳ 22 92 109 125 + Tỷ lệ (%) 8,59 9,47 9,28 8,96 5 Xã Nga My 4 17 20 25 + Tỷ lệ (%) 1,56 1,75 1,70 1,79 6 Xã Hà Châu 15 50 66 77 + Tỷ lệ (%) 5,86 5,14 5,62 5,52

7 Xã Bàn Đạt 13 42 54 68 + Tỷ lệ (%) 5,08 4,32 4,60 4,87 8 Xã Đào Xá 9 45 56 67 + Tỷ lệ (%) 3,52 4,63 4,77 4,80 9 TT Hương Sơn 36 150 179 207 + Tỷ lệ (%) 14,06 15,43 15,23 14,84 10 Xã Xuân Phương 9 24 31 39 + Tỷ lệ (%) 3,52 2,47 2,64 2,80 11 Xã Tân Thành 7 20 24 26 + Tỷ lệ (%) 2,73 2,06 2,04 1,86 12 Xã Kha Sơn 17 103 126 147 + Tỷ lệ (%) 6,64 10,60 10,72 10,54 13 Xã Tân Đức 8 47 53 60 + Tỷ lệ (%) 3,13 4,84 4,51 4,30 14 Xã Dương Thành 14 39 44 55 + Tỷ lệ (%) 5,47 4,01 3,74 3,94 15 Xã Thanh Ninh 12 26 31 37 + Tỷ lệ (%) 4,69 2,67 2,64 2,65 16 Xã Bảo Lý 6 18 21 25 + Tỷ lệ (%) 2,34 1,85 1,79 1,79 17 Xã Tân Hòa 5 23 27 32 + Tỷ lệ (%) 1,95 2,37 2,30 2,29 18 Xã Tân Khánh 6 21 22 24 + Tỷ lệ (%) 2,34 2,16 1,87 1,72 19 Xã Tân Kim 5 19 20 23 + Tỷ lệ (%) 1,95 1,95 1,70 1,65 20 Xã Lương Phú 23 77 96 117 + Tỷ lệ (%) 8,98 7,92 8,17 8,39

Số hộ cá thể phát triển ở hầu khắp các xã, thị trấn trong huyện, tập trung ở các xã nằm trên hai tuyến đường là Quốc lộ số 37 và Tỉnh lộ 266 chiếm tới 68% tổng số hộ cá thể trên địa bàn:

Tính đến 31/12/2016, Cụm bên sông câu có hai xã có số lượng hộ cá thể chiếm số lượng lớn đó là xã Điềm Thụy chiếm 10,25%; xã Úc Kỳ chiếm 8,96%.

Cụm phía nam huyện có hai xã có số lượng hộ cá thể chiếm số lượng lớn đó là: xã Lương Phú chiếm 8,39%; xã Kha Sơn chiếm 10,54%;

Cụm trung tâm huyện với thị trấn Hương Sơn, được xây dựng là trung tâm kinh tế của huyện, có số lượng hộ cá thể lớn nhất trong khu vực với 207 hộ, chiếm 14,84%; Các xã còn lại có số lượng hộ cá thể đăng ký kinh doanh thấp hơn, phân bố rải rác ở các địa bàn, bình quân mỗi xã chiếm khoảng 1-3%.

Sự phát triển hộ cá thể theo địa bàn xã, thị trấn là không đều nhau: Đơn vị có số lượng hộ cá thể lớn nhất là thị trấn Hương Sơn cao gấp 9 lần xã có số hộ cá thể thấp nhất là Tân Kim.

Các xã có số lượng hộ cá thể phát triển mạnh đều là những xã trung tâm của các cụm, tập trung các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, là trọng tâm phát triển kinh tế của huyện.

Từ sự phân tích trên cho thấy, những đơn vị có điều kiện vị trí, giao thông thuận lợi, có tốc độ công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ thì sự phát triển của loại hình hộ cá thể cũng diễn ra nhanh hơn, số lượng nhiều hơn các xã khác trong huyện, đây chính là sự phát triển có tính chất “kéo theo”.

+ Doanh nghiệp tư nhân (Bảng 2.3):

Bảng 2.3 Số lượng Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Phú Bình qua các năm

ĐVT: Doanh nghiệp

Diễn Giải Năm

2010 2014 2015 2016 Tổng số 1 25 31 38 Trong đó: 1 25 31 38 1 Xã Thượng Đình 2 4 4 + Tỷ lệ (%) 8,00 12,90 10,53 2 Xã Hà Châu 2 2 3 + Tỷ lệ (%) 8,00 6,45 7,89 3 Xã Nhã Lộng 2 2 3 + Tỷ lệ (%) 8,00 6,45 7,89 4 Xã Úc Kỳ 1 3 4 + Tỷ lệ (%) 4,00 9,68 10,53 5 Xã Nga My 3 3 3 + Tỷ lệ (%) 12,00 9,68 7,89 6 Xã Điềm Thụy 1 10 12 13 + Tỷ lệ (%) 100 40,00 38,71 34,21 7 Xã Kha Sơn 2 2 2 + Tỷ lệ (%) 8,00 6,45 5,26 8 Xã Đào Xá 1 1 1 + Tỷ lệ (%) 4,00 3,23 2,63 9 TT Hương Sơn 1 1 3 + Tỷ lệ (%) 4,00 3,23 7,89 10 Xã Xuân Phương 1 1 2 + Tỷ lệ (%) 4,00 3,23 5,26

(Nguồn số liệu: Chi cục thống kê huyện Phú Bình)

DNTN chiếm số lượng nhiều thứ 2 trong tổng số các loại hình kinh doanh thuộc khu vực KTTN ở huyện Phú Bình. Sự phân bố các doanh nghiệp tập trung ở các xã có các khu, cụm công nghiệp và có hệ thống giao thông thuận lợi như: Thượng Đình; Điềm Thụy; Nhã Lộng; Thị trấn Hương Sơn; Kha Sơn; Xuân Phương ….. Số lượng DNTN nhìn chung vẫn còn ở mức thấp và phân bố không đều, xã nhiều doanh nghiệp nhất là Điềm Thụy chiếm 34,21% cao gấp 13 lần xã có số lượng doanh nghiệp ít nhất là Đào Xá, chiếm 2,63%.

do những xã này nằm xa đường quốc lộ, không nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp của huyện nên cơ sở hạ tầng còn kém phát triển hơn các xã khác nên không những số lượng doanh nghiệp chưa phát triển mà số lượng hộ cá thể ở đây cũng rất thấp.

+ Công ty TNHH (Bảng 2.4):

Bảng 2.4 Số lượng công ty TNHH trên địa bàn huyện Phú Bình qua các năm

ĐVT: công ty

Diễn Giải Năm

2010 2014 2015 2016 Tổng số 1 22 27 32 Trong đó: 1 22 27 32 1 Xã Thượng Đình 2 2 3 + Tỷ lệ (%) 9,09 7,41 9,38 2 Xã Nga My 3 3 4 + Tỷ lệ (%) 13,64 11,11 12,5 3 Xã Nhã Lộng 2 2 2 + Tỷ lệ (%) 9,09 7,41 6,25 4 Xã Úc Kỳ 0 1 1 + Tỷ lệ (%) 0,00 3,70 3,13 5 Xã Điềm Thụy 5 5 5 + Tỷ lệ (%) 22,73 18,52 15,63 6 Xã Hà Châu 4 4 4 + Tỷ lệ (%) 18,18 14,81 12,5 7 Thị trấn Hương Sơn 1 2 3 5 + Tỷ lệ (%) 100 9,09 11,11 15,63 8 Xã Kha Sơn 4 5 5 + Tỷ lệ (%) 18,18 18,52 15,6 9 Xã Đào Xá 0 1 1 + Tỷ lệ (%) 0,00 3,70 3,13 10 Xã Xuân Phương 0 1 1 + Tỷ lệ (%) 0,00 3,70 3,13 11 Xã Thượng Đình 0 0 1 + Tỷ lệ (%) 0.00 0.00 3,13

Công ty TNHH là loại hình hoạt động có quy mô và bài bản hơn hai loại hình là DNTN và hộ cá thể.

Trên địa bàn huyện Phú Bình, công ty TNHH có số lượng nhiều thứ ba với 32 công ty đăng ký thành lập. Công ty TNHH cũng tập trung chủ yếu ở những địa bàn có hệ thống giao thông phát triển và có các khu công nghiệp tập trung như: Điềm Thụy, Thị trấn Hương Sơn, Xuân Phương và Kha Sơn... Những xã này có trung bình từ 4- 5 công ty TNHH đăng ký hoạt động tại địa bàn. Số lượng các công ty TNHH đăng ký hoạt động ở các khu vực này chiếm tới trên 80% số lượng các công ty đăng ký trên địa bàn huyện.

Có 4/19 xã là những xã mà chỉ có 1 công ty TNHH đăng ký hoạt động trên địa bàn, có 9/19 xã không có công ty TNHH nào đăng ký hoạt động.

Nhìn chung các công ty TNHH đăng ký hoạt động được phân bố ở các xã chưa đều, và số lượng chưa lớn nhưng theo chúng tôi là hợp lý trong điều kiện hiện tại.

+ Công ty CP (Bảng 2.5): Số lượng Công ty cổ phần được tính trong bảng 2.5 Bảng 2.5 Số lượng công ty cổ phần trên địa bàn huyện Phú Bình qua các năm ĐVT: Công ty

Diễn giải Năm

2010 2014 2015 2016 Số lượng C.ty CP 2 5 6 6 Trong đó: 2 5 6 6 1 Xã Điềm Thụy 0 1 1 1 + Tỷ lệ (%) 0,00 20,00 16,67 16,67 2 Xã Xuân Phương 1 1 2 2 + Tỷ lệ (%) 50,00 20,00 33,33 33,33 3 Xã thị trấn Hương Sơn 1 1 1 1 + Tỷ lệ (%) 50,00 20,00 16,67 16,67 4 Xã Kha Sơn 0 1 1 1 + Tỷ lệ (%) 0 20,00 16,67 16,67 5 Xã Lương Phú 0 1 1 1 + Tỷ lệ (%) 0 20,00 16,67 16,67

Công ty CP là loại hình có quy mô lớn và hoạt động khá hiệu quả, tuy nhiên số lượng công ty CP đăng ký hoạt động trên địa bàn huyện Phú Bình ở mức rất thấp, bằng 15,7% số lượng DNTN và bằng 18,7% số lượng công ty TNHH. xã Xuân Phương có 2 công ty, chiếm 33,33%; xã Xuân Phương, xã Điềm Thụy và Thị trấn Hương Sơn mỗi đơn vị có 1 công ty, chiếm 66,67%.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do thủ tục đăng ký thành lập công ty CP phức tạp hơn và đòi hỏi lượng vốn lớn hơn, đội ngũ lãnh đạo quản lý công ty CP cần số lượng nhiều hơn, có trình độ cao hơn. Nên số lượng những cá nhân đứng ra thành lập công ty CP trên địa bàn huyện Phú Bình chưa nhiều.

b- Tình hình hoạt động:

Bảng 2.6 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân thực sự hoạt động tính đến 31/12/2016.

Loại hình Đơn vị Đăng ký Hoạt động Tỷ lệ % hoạt động so với

đăng ký 1 Hộ cá thể hộ 1.395 1.134 81,29 2 DNTN DN 38 35 92,11 3 Công ty TNHH C. ty 32 28 87,50 4 Công ty CP C. ty 6 5 83,33 Tổng cộng 1.471 1.202 81,71

(Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Phú Bình)

So với số đăng ký, số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang hoạt động trên địa bàn tính đến 31/12/2016 là 1.202, bằng 81,71 % so với số đăng ký. Trong đó số hộ cá thể đi vào hoạt động bằng 81,29% so với số đăng ký; Số DNTN đi vào hoạt động bằng 92,11%; Số công ty TNHH đi vào hoạt động bằng 87,50% so với số đăng ký; Số công ty CP đi vào hoạt động bằng 83,33% so với đăng ký.

Trong số các đơn vị thuộc khu vực KTTN đi vào hoạt động thì hộ cá thể vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số với 94,34%; DNTN chiếm 2,91%; công ty TNHH chiếm 2,33; công ty CP có chiếm 0,42%.

Bảng 2.6 cho thấy, có một lượng lớn hộ cá thể đăng ký kinh doanh nhưng không đi vào hoạt động, chiếm 18,71% nguyên nhân do một số hộ chuyển nghề, một bộ phận khác hoạt động không hiệu quả nên tự phá sản. Trong số các Doanh nghiệp chưa hoạt động có một số đang xây dựng cơ bản, một bộ phận chuyển địa bàn kinh doanh sang huyện khác.

Tỷ lệ các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh nhưng không đi vào hoạt động còn chiếm khá cao, cho thấy việc thẩm định của các cơ quan chức năng đối với năng lực của các cơ sở xin cấp phép kinh doanh còn khá lỏng lẻo. Cán bộ làm công tác cấp đăng ký kinh doanh còn nặng vào việc quan tâm tới các hồ sơ và thủ tục giấy tờ mà chưa thực sự quan tâm tới khả năng tài chính của các cơ sở xin cấp phép kinh doanh.

Việc cấp đăng ký kinh doanh khá “dễ dãi” của các cơ quan quản lý nhà nước, cùng với đó là việc không có cơ sở pháp lý để xử lý các cơ sở đăng ký kinh doanh tuỳ tiện nhưng không đi vào hoạt động là nguyên nhân dẫn tới một bộ phận lớn các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là loại hình hộ cá thể.

Thực trạng các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động phản ánh đúng trình độ phát triển lực lượng sản xuất của địa phương trong điều kiện hiện nay, khẳng định vai trò quan trọng của hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp, vấn đề đặt ra là cần phải làm sao làm cho các cơ sở KTTN trên địa bàn huyện đi vào hoạt động ngày càng có hiệu quả, phát huy vai trò một cách tốt nhất.

2.2.2 Vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở KTTN

a) Vốn đăng ký:

Song song với việc đánh giá về tình hình đăng ký kinh doanh cũng như số lượng các cơ sở KTTN thực tế hoạt động theo ngành nghề và theo địa bàn tại huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 47)