Tổng quan phát triển KTTN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 39)

Ở Việt Nam vị trí và vai trò của KTTN ngày càng được khẳng định. Sự đổi mới về nhận thức, quan điểm và chính sách của đảng từ đại hội Đảng VI đến nay đã tạo điều kiện để KTTN phát triển, quan điểm và chính sách khuyến khích phát triển KTTN ở Việt Nam được tóm lược như sau:

+ Thừa nhận khu vực tư nhân là một bộ phận quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước. Cho phép đảng viên được làm KTTN là một bước đột phá trong quan điểm của Đảng ta.

+ Có biện pháp xây dựng hình ảnh tốt hơn về khu vực kinh tế tư nhân, như tôn vinh các tư nhân làm kinh tế giỏi, xóa bỏ dần sự phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân. Có những biện pháp khuyến khích KTTN phát triển như xây dựng, sửa đổi Luật Doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, thủ tục thành lập doanh nghiệp, xóa bỏ các quy định gây phiền hà, kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp.

+ Sửa đổi luật, đơn giản hóa các thủ tục về tài chính, tạo điều kiện cho các DNTN tiếp cận các nguồn vốn Ngân hàng một cách thuận lợi. Đơn giản hóa các thủ tục đi vay, loại bỏ lãi suất trần đối với việc đi vay bằng đồng Việt Nam. Sửa đổi hệ thống kế toán và kiểm toán hiện hành…Sửa đổi luật đất đai tạo điều kiện cho KTTN trong việc thực hiện quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tái xác nhận việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay Ngân hàng hoặc góp vốn trong các liên doanh.

Những chính sách trên đã làm cho KTTN Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng, lan rộng khắp các ngành kinh tế và các địa phương trong cả nước. Kể từ khi có Luật doanh nghiệp mới năm 1999, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký tiếp tục tăng nhanh. Năm 2016 có 76.995 doanh nghiêp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực KTTN lên 126.995 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hằng năm hiện nay gấp 3,75 lần so với con số trung bình hằng năm của gian đoạn 2001-2010. Xét trong cơ cấu doanh nghiệp năm 2016, số DNTN chiếm tới 39,5% tổng số doanh nghiệp, công ty Trách nhiệm hữu hạn chiếm 37,5%, công ty CP chiếm 4,9%, trong khi đó doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 8% trong tổng số doanh nghiệp. DNTN phát triển nhanh trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đã và đang tạo ra cơ hội phân công lại lao động và tái cơ cấu kinh tế theo chiều hướng năng động hơn, năng suất và hiệu quả hơn [30]. * Một số hạn chế của khu vực KTTN trong quá trình phát triển trong giai đoạn vừa qua.

+ Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nhiều nhưng chưa có khả năng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu sở hữu của các thành phần kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

+ Các DNTN phát triển còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, do vậy không tạo ra tính ổn định trong các lĩnh vực hoạt động và không tạo ra sức bật quan trọng cho khu vực kinh tế này.

+ Năng lực cạnh tranh của khu vực KTTN nước ta còn yếu, đặc biệt là cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 39)