Bài học kinh nghiệm về phát triển KTTN cho huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

* Những kinh nghiệm

- Để phát huy vai trò cũng như những đóng góp của KTTN với nền kinh tế đất nước, các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển trên thế giới đều xây dựng cho mình những cơ chế chính sách, những giải pháp hỗ trợ một cách phù hợp nhất đối với khu vực KTTN trong điều kiện nước mình.

+ Miễn giảm thuế, hỗ trợ gia công xuất khẩu, cho phép các công ty tư nhân được phép xuất khẩu trực tiếp.

+ Cải thiện môi trường kinh doanh

+ Thành lập các trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. + Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường.

+ Có các chính sách hỗ trợ về vốn, ưu đãi đối với khu vực kinh tế tư nhân. - Hầu hết các doanh nghiệp của các nước đều đặt trọng tâm ưu tiên vào xây dựng phát triển thị trường có dung lượng lớn, sức tiêu thụ cao của các nước phát triển nhằm khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh của mình như tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ...

Hệ thống xúc tiến thương mại được đặc biệt coi trọng phát triển. Trong những năm gần đây, đa số các nước đều từng bước đề ra và xúc tiến một loạt các chính sách tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp trong nước, thời gian đầu chỉ đảm nhận công việc đại lý, liên doanh, liên kết với các công ty lớn của nước ngoài. Từ đó họ trưởng thành và đảm nhận các công việc phức tạp hơn có lợi nhuận cao hơn như: nhà thầu phụ, sản xuất linh kiện hoặc trở thành công ty con, rồi các công ty độc lập sản xuất các sản phẩm có thương hiệu riêng.

* Bài học rút ra cho huyện Phú Bình

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong nước về phát triển KTTN, huyện Phú Bình cần rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là

- Cần tiếp tục hoàn thiện nội dung và phương thức quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.

+ Tăng cường phân cấp quản lý Nhà nước về KTTN cho địa phương.

+ Nhà nước quản lý gián tiếp, điều tiết vĩ mô kinh tế, không can thiệp trực tiếp vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

+ Tăng cường quản lý sản phẩm nhập khẩu, hầu hết các nước đều thực hiện chế độ bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. - Đa số các nước trong quá trình phát triển kinh tế của mình đều xác định phát triển KTTN là một nhiệm vụ quan trọng, KTTN có vai trò lớn đối với sự phát triển kinh tế chung của quốc gia. Các nước đều chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chủ động đón nhận toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngành công nghiệp; phát triển kinh tế tri thức, phát triển các tập đoàn kinh tế đủ sức giữ vững thị phần trong nước và cạnh tranh hiệu quả ở nước ngoài trên cơ sở đa dạng hoá, linh hoạt hoá và hiện đại hoá công nghệ sản xuất và dịch vụ cung ứng sản phẩm, hoàn thiện hơn cơ chế thị trường và tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh theo các cam kết, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân cho thấy , KTTN là một trong những thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. KTTN được hình thành sớm hơn các thành phần kinh tế khác, KTTN tham gia tích cực vào việc nộp ngân sách nhà nước, tham gia giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động và KTTN có vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường đầu tư của các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)