Giải pháp 7: Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các cơ sở KTTN, ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 100)

dụng công nghệ hiện đại nhằm sản xuất hàng hóa theo chuỗi

Mục tiêu của giải pháp này nhằm tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, liên doanh, liên kết giữa các cơ sở KTTN để hình thành các chuỗi sản phẩm theo thế mạnh của các cơ sở KTTN.

Nhiệm vụ của giải pháp này là xác định thế mạnh của mỗi cơ sở KTTN, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để tạo ra các chuỗi sản phẩm có giá trị cao nhất.

Một thực tế hiện nay là hầu hết các cơ sở KTTN chưa hình thành được các chuỗi sản phẩm. Đa số các cơ sở KTTN chưa năng động trong phát triển kinh doanh, còn thụ động và trông chờ vào nhà nước và sự “may rủi” của thị trường. Nhiều cơ sở KTTN mới làm được dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông, lâm sản. Khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của của các cơ sở KTTN chưa được quan tâm. Hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở KTTN chủ yếu cung cấp dưới dạng thô và phân khúc.

Phát triển KTTN nhằm từng bước cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao động xã hội cao. Trên cơ sở vốn được tập trung từ các nguồn lực, từ các thành viên đến các nguồn vốn bên ngoài có điều kiện để đầu tư công nghệ, khoa học lỹ thuật, phương tiện sản xuất, kinh doanh hiện đại, trên cơ sở đó mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Phú Bình hiện nay, hầu hết các cơ sở KTTN vấn hoạt động theo mô hình truyền thống, công nghệ lạc hậu, không được đầu tư. Những cơ sở KTTN yếu kém chưa có sự chuyển biến rõ nét về nội dung và hiệu quả hoạt động. Chưa thực hiện liên doanh, liên kết với các nhà khoa học, doanh nghiệp để chuyển đổi hướng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và giá

trị hàng hóa. Việc triển khai các chủ trương chính sách còn chậm, nhất là tổ chức thực hiện các chính sách đã ban hành ở địa phương. Để tăng giá trị hàng hóa của sản phẩm, các cơ sở KTTN cần thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển. cơ sở KTTN phải phát huy vai trò cầu nối kinh tế hộ với các doanh nghiệp, nhà khoa học và thị trường; giúp các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ người tiêu dùng trên cơ sở hai bên cùng có lợi theo hình thức liên kết, liên doanh, đại lý, uỷ thác cung ứng vật tư sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, cung cấp thông tin và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi sản phẩm với các hình thức:

KTTN có vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên cần có sự lãnh đạo, vận động, hướng dẫn của Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp. Sự chỉ đạo cụ thể, sát sao của chính quyền cùng với sự nỗ lực vươn lên của các cơ sở KTTN sẽ góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)