Vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở KTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 60)

a) Vốn đăng ký:

Song song với việc đánh giá về tình hình đăng ký kinh doanh cũng như số lượng các cơ sở KTTN thực tế hoạt động theo ngành nghề và theo địa bàn tại huyện Phú Bình thì việc phân tích về tình hình vốn kinh doanh cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng cần được quan tâm.

Bảng 2.7 Tổng hợp tình hình vốn các cơ sở kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh. ĐVT: Triệu đồng

Loại hình Tổng vốn đăng ký

Năm 2010 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Hộ cá thể 5.760 32.146 9.510 52.656 - % so với tổng số 83,35 35,70 31,16 33,84 2 DNTN 150 7.000 3.250 15.750 - % so với tổng số 2,17 7,77 10,64 10,12 3 C.ty TNHH 1.000 36.900 16.560 71.960 - % so với tổng số 14,47 40,97 54,26 46,25 4 C.ty CP 0 14.000 1.200 15.200 - % so với tổng số 0,00 15,54 3,93 9,77 Tổng số 6.910 90.046 30.520 155.566

(Nguồn số liệu: Chi cục thống kê huyện Phú Bình)

Từ năm 2011 trở lại đây khu vực KTTN có sự phát triển mạnh mẽ, thể hiện điều đó chính là sự gia tăng nguồn vốn huy động vào sản xuất kinh doanh. Tính đến thời điểm 31/12/2016, đã có 155.566 triệu đồng vốn được đăng ký kinh doanh bởi các cơ sở KTTN. Trong đó: Hộ cá thể có tổng số vốn đăng ký là 52.656 triệu đồng, chiếm 33,84% so với tổng số; DNTN có tổng số vốn đăng ký là 15.750 triệu đồng, chiếm 10,124% so với tổng số; Công ty TNHH có tổng số vốn đăng ký là 71.960 triệu đồng, chiếm 46,257% so với tổng số; Công ty CP có tổng vốn đăng ký là 15.200 triệu đồng, chiếm 9,77% so với tổng số.

Biểu đồ: 2.2 Tổng hợp tình hình vốn các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh

Nguồn số liệu: Chi cục thống kê huyện Phú Bình

Số vốn đăng ký của các cơ sở KTTN từ năm 2010 trở về trước là 6.910 triệu đồng, Từ năm 2011 đến 2016 có tổng số 148.656 triệu đồng vốn đăng ký mới, gấp 21 lần giai đoạn từ 2010 trở về trước, bình quân mỗi năm có 21.236 triệu đồng vốn của các cơ sở KTTN được đăng ký thêm; Tốc độ tăng vốn đăng ký của khu vực KTTN năm sau so với năm trước bình quân đạt 55%.

Trong số các cơ sở KTTN đa số đều thuộc loại nhỏ và vừa, có trên 95% số cơ sở có vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng. Cơ sở có vốn đăng ký lớn nhất là 9 tỷ đồng, cơ sở có vốn đăng ký thấp nhất là 150 triệu đồng đối với doanh nghiệp và 30 triệu đồng đối với hộ cá thể.

Hộ cá thể: Đến 31/12/2016 có 1.395 hộ đăng ký với tổng vốn đăng ký là 52.656 triệu đồng, vốn đăng ký bình quân/ hộ là 37,7 triệu đồng. Các cơ sở kinh doanh cá thể có tốc độ tăng vốn đăng ký khá đều qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 26,81%.

DNTN: có 38 cơ sở đăng ký với tổng vốn đăng ký là 15.750 triệu đồng, vốn đăng ký bình quân/DN là 414,47 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 59%. Công ty TNHH: có 32 cơ sở đăng ký với tổng vốn đăng ký là 71.960 triệu đồng,

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

Hộ các thể DN tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần

Năm 2010 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

vốn đăng ký bình quân/DN là 2.248,8 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 82%. Công ty CP: có 6 cơ sở đăng ký với tổng vốn đăng ký là 15.200 triệu đồng, vốn đăng ký bình quân/DN là 2.533,3 triệu đồng, số lượng công ty CP chiếm tỷ lệ thấp nên sự tăng lên chậm và không đều qua các năm.

b) Tài sản của các cơ sở KTTN

Giá trị tài sản là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong khi xem xét tiềm lực vốn tài chính của doanh nghiệp. Trong tổng giá trị tài sản của các cơ sở KTTN ở huyện Phú Bình thì tài sản cố định chiếm 35,76%.

Bảng 2.8 Tài sản cố định của các cơ sở kinh tế tư nhân.

ĐVT: Triệu đồng

Loại hình Tổng tài sản Giá trị tài sản cố định Tỷ lệ tài sản cố

định/Tổng tài sản (%) 1. Hộ cá thể 64.358 14.506,29 22,54 % so với tổng số - 23,94 - 2. DNTN 16.446 10.964,55 66,67 % so với tổng số - 18,09 - 3. C.ty TNHH 64.352 28.263,40 43,92 % so với tổng số - 46,64 - 4. C.ty CP 24.329 68.68,08 28,23 % so với tổng số - 11,33 - Tổng số 169.485 60.602,32 35,76

(Nguồn số liệu: Chi cụ thống kê huyện Phú Bình)

Tính đến 31/12/2016, giá trị tài sản cố định của các cơ sở KTTN là 60.602,32 triệu đồng: Trong đó hộ cá thể có giá trị tài sản cố định là 14.506, 29 triệu đồng, chiếm 23,94%; DNTN là 10.964,55 triệu đồng, chiếm 18,09%; công ty TNHH là 28.263,4 triệu đồng, chiếm 46,64%; công ty CP là 68.68,08 tỷ đồng, chiếm 11,33%.

Xét về tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản: DNTN là loại hình có tỷ lệ lớn nhất với 66,67%; công ty TNHH có tỷ lệ tài sản cố định so với tổng tài sản là 43,92%; công ty CP là 28,23%; Hộ cá thể có tỷ lệ tài sản cố định/ tổng tài sản là thấp nhất 22,54%. Như vậy, phần lớn các cơ sở KTTN ở huyện Phú Bình hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và công nghiệp mà tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản lại lớn, chứng tỏ các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Thực tế này đang diễn ra tại hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Các

cơ sở này gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn, cả vốn vay thương mại và vốn ưu đãi từ các quỹ đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 60)