Cơ sở thực tiễn về phát triển KTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

1.2.1 Tình hình phát triển KTTN ở các huyện thuộc các tỉnh lân cận với huyện

Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

* Tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bác Giang

Tính đến cuối năm 2016, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã có gần 1.320 cơ sở KTTN đang hoạt động, bao gồm: 1.195 Hộ các thể, 66 doanh nghiệp tư nhân, 45 Công ty TNHH và 14 Công ty Cổ phần. Tổng số vốn hoạt động của các cơ sở KTTN trong toàn huyện ước đạt trên 2.000 tỷ đồng, thu hút khoảng hơn 7 ngìn lao động . Nộp ngân sách cho huyện đạt trên 250 tỷ đồng.

Để hỗ trợ cho KTTN và các loại hình doanh nghiệp phát triển vững chắc, có đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế. Đảng bộ huyện luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN). Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2005 - 2010 xác định: “Tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế tư nhân, biểu dương người sản xuất, kinh doanh giỏi, chấp hành tốt pháp luật; xóa bỏ mọi trở ngại, rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển”. Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015 khẳng định: “Tiếp tục kiện toàn, phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế hợp tác được tiếp tục giúp đỡ phát triển, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 tiếp tục khẳng định quan điểm: “Khuyến khích kinh tế tư nhân, kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài phát triển, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”.

Ngoài việc quan tâm của Đảng bộ huyện, nhằm hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Huyện còn thể hiện sự nhạy bén, tầm nhìn chiến lược trong việc hoạch định chính sách và xây dựng các chương trình cụ thể nhằm thu hút tối đa các nguồn lực tư nhân trong và ngoài nước vào sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. Thực hiện chính sách kêu gọi đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu, miễn giảm thuế đối với khu vực KTTN đặc biệt khuyến khích các DNTN tại địa phương phát triển. Có chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trong việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động. Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư bằng việc tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế phát triển. Cụ thể xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất tại các vùng, miền của huyện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, giao quyền cho cơ sở, tạo sự tự chủ cho chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn với điều kiện thực tế của từng địa phương. Khuyến khích tư nhân ngoài huyện cũng như công dân của huyện ở các tỉnh, ở nước ngoài về nước thành lập công ty, đầu tư vốn vào huyện với chính sách không phân biệt, đối xử.

Chính quyền huyện đã sớm nhận biết được giá trị cũng như tầm quan trọng của KTTN đối với sự phát triển kinh tế huyện, chính quyền huyện đã có những quan tâm, xây dựng các chiến lược cụ thể để thường xuyên hỗ trợ, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, từ đó khai thác được tối đa các nguồn lực từ khu vục kinh tế tư nhân cho huyện. Từng bước đi, quyết sách của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong vấn đề phát triển KTTN là bài học kinh nghiệm sâu sắc mà huyện Phú Bình cần quan tâm nghiên cứu, từ đó rút ra giá trị cho riêng mình.

* Tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là huyện cuối của tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp

năm gần đây huyện Yên Phong đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư sản xuất, hoạt động phát triển. Đến nay, KTTN huyện Yên Phong có chuyển biến tịch cực: các DNTN, Công ty TNHH, CP không chỉ tăng nhanh về số lượng mà ngày càng phát triển về chất, đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của huyện. Năm 2016, toàn huyện Yên Phong có 1.800 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tăng thêm 428 doanh nghiệp so với năm 2015. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều nổ lực, cố gắng vượt qua khủng hoảng để đẩy mạnh SXKD, phát triển doanh nghiệp, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhất là góp phần xứng đáng vào việc thực hiện các chỉ tiêu như: tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 9,7%, thu ngân sách đạt hơn 280 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt trên 60 triệu USD. Một số doanh nghiệp có sản phẩm tăng khá như: khoáng sản, bia, dệt may, dăm gỗ, thuỷ sản,... Tuy vậy, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh trạng của nền kinh tế huyện nói chung và các doanh nghiệp trong huyện nói riêng còn thấp. Tăng trưởng trong khu vực doanh nghiệp đạt thấp so với nhiều năm, doanh nghiệp dịch vụ, du lịch, thương mại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện Yên Phong.

Quá trình phát triển KTTN ở huyện Yên Phong đã mang lại một số kinh nghiệm:

Một là, phát triển KTTN theo hướng bền vững, phát huy thế mạnh của địa phương: Đặc biệt, huyện Yên Phong đã khoé léo kết hợp tư nhân hoá với tập thể, mở thêm hướng đi mới cho KTTN. Huyện Yên Phong đã và đang xây dựng, đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN của huyện nói riêng.

Hai là, về cải thiện môi trường tâm lý, xã hội: Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc tính rụt rè của con người Yên Phong, huyện đã chú trọng cải thiện môi trường tâm lý xã hội như: Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm...

Ba là, phát triển KTTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vì vậy huyện Yên Phong đã chỉ đạo nghiên cứu về phát triển KTTN. Từ đó có nhiều chương trình nghiên cứu về KTTN được tiến hành. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và

nhỏ có mặt bằng sản xuất, hiện nay huyện Yên Phong đã triển khai xây dựng một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

Bốn là, trong bối cảnh suy thoái kinh tế nói chung, huyện đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời về thuế, tín dụng và triển khai nhiều giải pháp để phát triển các ngành kinh tế công, nông, lâm nghiệp, dịch vụ nên hoạt động SXKD của doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực hơn. Đồng thời bên cạnh đó, huyện còn thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy KTTN như: Đào tạo nhân lực, cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động SXKD, phối hợp tôn vinh, khen thưởng doanh nghiệp đạt thành tích tốt trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, tạo được sản phẩm và thương hiệu tiêu biểu.

1.2.2 Tổng quan phát triển KTTN ở Việt Nam

Ở Việt Nam vị trí và vai trò của KTTN ngày càng được khẳng định. Sự đổi mới về nhận thức, quan điểm và chính sách của đảng từ đại hội Đảng VI đến nay đã tạo điều kiện để KTTN phát triển, quan điểm và chính sách khuyến khích phát triển KTTN ở Việt Nam được tóm lược như sau:

+ Thừa nhận khu vực tư nhân là một bộ phận quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước. Cho phép đảng viên được làm KTTN là một bước đột phá trong quan điểm của Đảng ta.

+ Có biện pháp xây dựng hình ảnh tốt hơn về khu vực kinh tế tư nhân, như tôn vinh các tư nhân làm kinh tế giỏi, xóa bỏ dần sự phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân. Có những biện pháp khuyến khích KTTN phát triển như xây dựng, sửa đổi Luật Doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, thủ tục thành lập doanh nghiệp, xóa bỏ các quy định gây phiền hà, kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp.

+ Sửa đổi luật, đơn giản hóa các thủ tục về tài chính, tạo điều kiện cho các DNTN tiếp cận các nguồn vốn Ngân hàng một cách thuận lợi. Đơn giản hóa các thủ tục đi vay, loại bỏ lãi suất trần đối với việc đi vay bằng đồng Việt Nam. Sửa đổi hệ thống kế toán và kiểm toán hiện hành…Sửa đổi luật đất đai tạo điều kiện cho KTTN trong việc thực hiện quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tái xác nhận việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay Ngân hàng hoặc góp vốn trong các liên doanh.

Những chính sách trên đã làm cho KTTN Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng, lan rộng khắp các ngành kinh tế và các địa phương trong cả nước. Kể từ khi có Luật doanh nghiệp mới năm 1999, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký tiếp tục tăng nhanh. Năm 2016 có 76.995 doanh nghiêp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực KTTN lên 126.995 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hằng năm hiện nay gấp 3,75 lần so với con số trung bình hằng năm của gian đoạn 2001-2010. Xét trong cơ cấu doanh nghiệp năm 2016, số DNTN chiếm tới 39,5% tổng số doanh nghiệp, công ty Trách nhiệm hữu hạn chiếm 37,5%, công ty CP chiếm 4,9%, trong khi đó doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 8% trong tổng số doanh nghiệp. DNTN phát triển nhanh trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đã và đang tạo ra cơ hội phân công lại lao động và tái cơ cấu kinh tế theo chiều hướng năng động hơn, năng suất và hiệu quả hơn [30]. * Một số hạn chế của khu vực KTTN trong quá trình phát triển trong giai đoạn vừa qua.

+ Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nhiều nhưng chưa có khả năng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu sở hữu của các thành phần kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

+ Các DNTN phát triển còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, do vậy không tạo ra tính ổn định trong các lĩnh vực hoạt động và không tạo ra sức bật quan trọng cho khu vực kinh tế này.

+ Năng lực cạnh tranh của khu vực KTTN nước ta còn yếu, đặc biệt là cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển KTTN cho huyện Phú Bình

* Những kinh nghiệm

- Để phát huy vai trò cũng như những đóng góp của KTTN với nền kinh tế đất nước, các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển trên thế giới đều xây dựng cho mình những cơ chế chính sách, những giải pháp hỗ trợ một cách phù hợp nhất đối với khu vực KTTN trong điều kiện nước mình.

+ Miễn giảm thuế, hỗ trợ gia công xuất khẩu, cho phép các công ty tư nhân được phép xuất khẩu trực tiếp.

+ Cải thiện môi trường kinh doanh

+ Thành lập các trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. + Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường.

+ Có các chính sách hỗ trợ về vốn, ưu đãi đối với khu vực kinh tế tư nhân. - Hầu hết các doanh nghiệp của các nước đều đặt trọng tâm ưu tiên vào xây dựng phát triển thị trường có dung lượng lớn, sức tiêu thụ cao của các nước phát triển nhằm khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh của mình như tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ...

Hệ thống xúc tiến thương mại được đặc biệt coi trọng phát triển. Trong những năm gần đây, đa số các nước đều từng bước đề ra và xúc tiến một loạt các chính sách tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp trong nước, thời gian đầu chỉ đảm nhận công việc đại lý, liên doanh, liên kết với các công ty lớn của nước ngoài. Từ đó họ trưởng thành và đảm nhận các công việc phức tạp hơn có lợi nhuận cao hơn như: nhà thầu phụ, sản xuất linh kiện hoặc trở thành công ty con, rồi các công ty độc lập sản xuất các sản phẩm có thương hiệu riêng.

* Bài học rút ra cho huyện Phú Bình

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong nước về phát triển KTTN, huyện Phú Bình cần rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là

- Cần tiếp tục hoàn thiện nội dung và phương thức quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.

+ Tăng cường phân cấp quản lý Nhà nước về KTTN cho địa phương.

+ Nhà nước quản lý gián tiếp, điều tiết vĩ mô kinh tế, không can thiệp trực tiếp vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

+ Tăng cường quản lý sản phẩm nhập khẩu, hầu hết các nước đều thực hiện chế độ bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. - Đa số các nước trong quá trình phát triển kinh tế của mình đều xác định phát triển KTTN là một nhiệm vụ quan trọng, KTTN có vai trò lớn đối với sự phát triển kinh tế chung của quốc gia. Các nước đều chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chủ động đón nhận toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngành công nghiệp; phát triển kinh tế tri thức, phát triển các tập đoàn kinh tế đủ sức giữ vững thị phần trong nước và cạnh tranh hiệu quả ở nước ngoài trên cơ sở đa dạng hoá, linh hoạt hoá và hiện đại hoá công nghệ sản xuất và dịch vụ cung ứng sản phẩm, hoàn thiện hơn cơ chế thị trường và tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh theo các cam kết, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân cho thấy , KTTN là một trong những thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. KTTN được hình thành sớm hơn các thành phần kinh tế khác, KTTN tham gia tích cực vào việc nộp ngân sách nhà nước, tham gia giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động và KTTN có vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường đầu tư của các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH

2.1 Điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế huyện Phú Bình 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý: Phú Bình là một huyện nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía Nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thành phố Bắc Ninh 50km. Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía Bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên về phía Tây. Phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế).

Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35)