Giải pháp 2: Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi từ phía

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 93)

phía các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương

Mục tiêu của giải pháp này nhằm hỗ trợ các cơ sở KTTN triển khai, thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển KTTN có hiệu quả. Thực tế cho thấy, sự phát triển của kinh tế nói chung, sự lớn mạnh của khu vực KTTN nói riêng gắn rất chặt với vai trò quản lý của chính quyền địa phương. Những địa phương có cán bộ chính quyền năng động, sáng tạo và quan tâm tới việc tạo lập môi trường kinh doanh lãnh mạnh luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thực tế cho thấy, không phải cứ có ưu đãi đầu tư, hay có vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng là có thể tạo nên sự khác biệt trong phát triển kinh tế giữa các địa phương. Chính sách năng động, sáng tạo trong quản lý kinh tế của chính quyền địa phương mới là yếu tố quyết định cho sự thành công trong phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Ngược lại những địa phương có cán bộ công chức tham nhũng, không tận tâm, môi trường pháp lý không minh bạch sẽ có thể làm thui chột các doanh nhân giỏi, các doanh nghiệp có tiềm năng đóng góp lớn cho nền kinh tế. Vai trò của chính quyền địa phương không chỉ đơn thuần là thực thi chính sách của Trung ương, hay việc cố gắng tạo thuận lợi, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Hơn tất cả chính là thái độ của chính quyền địa phương đối với vị trí của khu vực KTTN. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương là điều mà các DNTN rất mong đợi. Điều này thể hiện bởi:

+ Chính quyền địa phương chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bằng những cam kết và các hành động tích cực. Hằng năm cần tổ chức các Hội nghị biểu dương các hộ, doanh nghiệp kinh doanh tốt, lãnh đạo Huyện cần tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp theo từng vấn đề, nhằm kịp thời cùng doanh nghiệp tháo gỡ những

khó khăn trong kinh doanh.

+ Chính quyền địa phương cần thể hiện tính thân thiện với doanh nghiệp. Thái độ thiện chí, cởi mở của lãnh đạo, cũng như cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương đều là những nhân tố quan trọng góp phần làm tăng thiện cảm của nhà đầu tư đối với chính quyền. Rất nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng, chính tính thân thiện của cán bộ Nhà nước, lãnh đạo các ban, ngành của Huyện, Tỉnh đối với doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến kết quả đầu tư của doanh nghiệp và cũng là của Tỉnh, Huyện nói chung.

+ Tạo môi trường đầu tư có tính lành mạnh. Môi trường hoạt động lành mạnh là điều kiện cần thiết để sản sinh những doanh nghiệp kinh doanh chân chính và thành đạt.

Trong phạm vi quyền hạn cũng nhưng trách nhiệm của mình trong quy trình làm thủ tục phê duyệt dự án thì các cơ quan chức năng của Huyện cần công khai, minh bạch đầy đủ các quy định các yêu cầu cần thiết để tiến hành làm dự án cho các nhà đầu tư nắm được. Vì khi lập một dự án đầu tư các nhà đầu tư phải tính toán bài toán về chí phí, vốn và lợi nhuận. Một trong những lo ngại của nhà đầu tư hiện nay là không dự tính được khoản đầu tư ban đầu một cách chính xác, do có quá nhiều các khoản chi phí không được công khai, nhiều thủ tục không nằm trong quy trình chính thức. Nhiều doanh nghiệp không tin vào những con số như giá thuê đất, chi phí giải phóng mặt bằng do cơ quan Nhà nước công bố, mà phải tìm thông tin từ các doanh nghiệp đi trước.

+ Chính quyền Huyện cần chủ động thay mặt các cơ sở KTTN giải quyết các vướng mắc không rõ ràng về văn bản pháp luật. Những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của mình, thì cần tập trung chỉ đạo đội ngũ cán bộ chuyên môn phối hợp với các doanh nghiệp, tìm ra giải pháp cho những điều chưa thực sự rõ ràng về môi trường pháp lý, khi các văn bản pháp luật còn mập mờ, có thể hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, điều mà rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, chưa thể khắc phục triệt để trong thời gian ngắn. Đối với những vấn đề ngoài sự quản lý của địa phương, lãnh đạo Huyện và các phòng chức năng chuyên môn cần có đề nghị với các cơ quan

cấp trên sớm có phương án giải quyết thấu đáo cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương.

- Hỗ trợ cho các cơ sở KTTN có thể tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư chính thống:

Đối với chính quyền cấp Huyện không có thẩm quyền quyết định trực tiếp những chính sách về vốn, tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng. Chính vì vậy để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở KTTN có thể tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư cần làm tốt một số vấn đề sau:

+ Chính quyền Huyện cần năng động, thường xuyên quan tâm, cập nhật thông tin, tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư từ Trung ương, Tỉnh, từ các quỹ đầu tư phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước. Nắm các thông tin về thủ tục từ đó sẽ hướng dẫn các cơ sở KTTN trên địa bàn có thể tiếp cận với các nguồn vốn này. + Thành lập tổ thẩm định các dự án khả thi trực thuộc Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, có chức năng, nhiệm vụ sàng lọc những dự án khả thi, có lợi cho địa phương nhưng thiếu vốn. Từ đó Huyện sẽ có chương trình làm việc với Ngân hàng cùng phối hợp với hộ, doanh nghiệp tìm ra giải pháp tốt nhất để huy động vốn cho hộ, doanh nghiệp phát triển.

+ Cần có sự thay đổi trong tư tưởng cũng như cách thức hoạt động của các Ngân hàng kể cả trong và ngoài quốc doanh. Kiên quyết xóa bỏ tình trạng đối xử không bình đẳng trong vay vốn giữa khu vực tư nhân với khu vực Nhà nước. Các Ngân hàng phải thực sự coi khu vực tư nhân là khách hàng, gắn lợi ích của Ngân hàng với lợi ích của doanh nghiệp, cần tích cực tháo gỡ khó khăn, nâng cao khả năng vay vốn cho doanh nghiệp, tháo bỏ những thủ tục vay rườm rà, tích cực mở rộng những tài sản có thế chấp trong khi vay vốn của doanh nghiệp.

+ Có giải pháp kiến nghị, phối hợp với tỉnh phát triển các công ty cho thuê tài chính, để cho doanh nghiệp dễ dàng tiến hành sản xuất kinh doanh mà không cần vốn lớn và không phải thế chấp tài sản. Các công ty cho thuê tài chính sẽ hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho người thuê đạt hiệu quả khi sản xuất.

nghiệp và các nhà trường, trung tâm trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở KTTN:

Lực lượng lao động của huyện Phú Bình rất dồi dào nhưng chất lượng lao động trong khu vực KTTN còn hạn chế. Để nâng cao chất lượng lao động cho khu vực này rất cần có sự quan tâm của địa phương trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:

Cụ thể:

Chính quyền huyện, đặc biệt là phòng Lao động, Thương binh và xã hội, phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện với chức năng là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện cần có các chương trình các đề án về cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, và có giải pháp hỗ trợ việc đạo tạo lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Thông qua việc:

+ Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức và cá nhân mở cơ sở dạy nghề ngoài công lập, hỗ trợ các làng nghề, nghệ nhân, thợ cả trong việc đào tạo nghề, truyền nghề.

+ Phối hợp với các Trường Đại học, Các Trường dạy nghề, các Trung tâm dạy nghề của Nhà nước, mở các khóa học tại địa phương để đào tạo, cập nhật kiến thức cho lao động cũng như cán bộ quản lý của các khu vực kinh tế trong đó có khu vực kinh tế tư nhân. Địa phương hỗ trợ về địa điểm học tập, kiến nghị với Tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí mở lớp học từ ngân sách Tỉnh, ngân sách huyện, Doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia học tập đóng góp một phần kinh phí.

+ Thành lập trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện, xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động.

+ Liên đoàn Lao động Huyện, Đoàn Thanh niên huyện, Phòng lao động thương binh xã hội huyện cần phối hợp với doanh nghiệp định kỳ mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, chuyên môn và quản trị kinh doanh cho người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, đặc biệt là DNTN trên địa bàn.

- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho các cơ sở KTTN

Trong vấn đề này, các cấp lãnh đạo địa phương phải đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch sử dụng đất, cần nghiêm túc, khẩn trương công bố quy hoạch đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố những quỹ đất chưa sử dụng để doanh nghiệp có nhu cầu thuê đăng ký thuê.

Thu hồi những diện tích đất sử dụng sai mục đích hay bỏ hoang để doanh nghiệp có thể thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Kiến nghị với ủy ban nhân dân Tỉnh, thu hồi những diện tích đất mà các doanh nghiệp thuộc Tỉnh quản lý, thuê đất trên địa bàn huyện nhưng vẫn bỏ hoang không triển khai xây dựng đưa vào sản xuất kinh doanh quá thời hạn quy định, tiếp tục giao cho các đơn vị khác có đầy đủ năng lực để xây dựng đi vào hoạt động. Giảm các loại thuế, phí trong việc đăng ký mua hoặc chuyển quyền sử dụng đất.

Giao cho Ban quản lý các dự án Đầu tư xây dựng huyện là cơ quan chủ trì tham mưu cho ủy ban nhân dân huyện quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung, các khu sản xuất, làng nghề truyền thống công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên tại các cụm xã trên địa bàn nằm xa khu dân cư. Kêu gọi vốn đầu tư vào xây dựng mặt bằng các cụm công nghiệp này và xây dựng đường giao thông nối liền với đường quốc lộ, tỉnh lộ.

- Hỗ trợ về thông tin

Thực tế cho thấy, chất lượng thông tin thu thập được của khu vực KTTN không cao, đặc biệt là những thông tin về thị trường. Bản thân từng doanh nghiệp lại rất khó giải quyết được vấn đề này. Do vậy, để giúp khu vực này nâng cao được chất lượng nguồn thông tin cơ quan Nhà nước ở địa phương cần thực hiện một số giải pháp sau:

Giao cho Ban quản lý các dự án Đầu tư xây dựng huyện phối hợp với Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện có nhiệm vụ thường xuyên tìm hiểu, cập nhật các thông tin mới về thị trường trong và ngoài nước…có các giải pháp cung cấp hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, những thông tin này phải mới, chính xác, cung cấp kịp

thời cho doanh nghiệp.

Xây dựng và thường xuyên đổi mới thông tin về tình hình kinh tế chính trị, địa phương, các chủ trương, quan điểm của lãnh đạo huyện…trên trang Website của Huyện. Các cơ sở KTTN trên địa bàn có thể được hỗ trợ miễn phí về khai thác thông tin trên trang Website của huyện cũng như đưa các thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình.

Lãnh đạo huyện và các phòng chức năng thường xuyên có các buổi đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn, để cung cấp thông tin, nắm bắt kịp thời những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, từ đó có những giải pháp hỗ trợ tháo gỡ kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 93)